Một kiếp nhân sinh không ngắn cũng không dài, nói 60 năm cuộc đời nhưng cũng có người lìa đời khi còn rất trẻ, ấy thế cuộc đời dài ngắn không quan trọng bằng việc ta sống một cuộc đời như thế nào. Ở một xã hội hiện đại, con người vốn thích xem trọng mọi vật chất, tiền tài hơn là xem trọng tình thân, tình thương, nhân cách và đạo đức. Từ đó con người sống buông thả, lầm lỗi nhiều hơn, xem nhẹ nhân quả báo ứng, không may có những chuyện không lành thì tìm cách đổ lỗi cho nhau, đổ lỗi tại số phận. Cuộc sống mong manh, đời người vô thường, chúng ta càng không chịu hiểu và thấm thía việc có nhân quả luân hồi thì mãi chúng ta trở nên vô minh và đầy khổ đau. Bài viết lamnguoi.net hôm nay chọn gửi gắm đến độc giả, Luật nhân quả ở đời có vay có trả, Luật nhân quả không bỏ sót một ai. Mời các bạn cùng đọc.
Luật nhân quả ở đời có vay có trả, Luật nhân quả không bỏ sót một ai, ảnh minh họa
Việc làm hư thật tự mình hay
Họa phước do ta chớ hỏi Thầy
Thiện ác chung quy đều báo ứng
Nếu không sớm đến ắt là chày.
Vạn vật trên đời đều chịu sự chi phối của thời gian, không gian và quy luật nhân quả. Luật nhân quả chẳng phải là một phép thần thông, cũng chẳng phải một hiện tượng siêu nhiên, vốn dĩ Luật nhân quả ở đời có vay có trả, Luật nhân quả không bỏ sót một ai. Điều quan trọng là bạn tin hay không để biết sống một cuộc đời tu tập và ý nghĩa.
1. Luật nhân quả ở đời có vay có trả, Luật nhân quả không bỏ sót một ai
Ông bà xưa đã có câu “Gieo nhân nào gặt quả nấy”, “Thiện có thiện báo, ác có ác báo”, kì thực đây là những quan điểm lí luận từ giáo lí Nhà Phật có căn cứ và cơ sở, lưu truyền để dạy dỗ bao thế hệ vẫn đúng. Luật nhân quả ở đời có vay có trả, Luật nhân quả không bỏ sót một ai.
Bạn có tin hay không vào nhân quả? Bạn có tin hay không luật nhân quả truyền kiếp luân hồi? Bạn có tin hay không vào những gì đã và đang làm hôm qua và hôm nay tạo ra mai sau? Riêng tôi, tôi xin được tin tất cả. Ở đời, không gì là tự nhiên cả, kể khi bạn gặp một ai, bạn va phải những thứ mà bạn nghĩ là oái ăm cuộc đời... tất thảy ai trong chúng ta đều đang sống và được chi phối của luật nhân quả. Trong giáo lí nhà Phật, “quy luật nhân quả” là quy luật tồn tại một cách khách quan không phải do Phật đà quy định hay tự tạo nên. Đức Phật chỉ đem quy luật ấy nói cho mọi người biết, tức ngay đến phật tử hay Đức Phật cũng không thoát khỏi quy luật này.
2. Một vài quan điểm về vận mệnh
Trước hết, để hiểu rõ hơn về luật nhân quả của Phật giáo, chúng ta cần làm rõ một số thuyết khác cũng có bàn về vận mệnh như: thuyết phong thủy, tướng mệnh. Trong những thuyết này thường có câu “nhất triều lạc địa mệnh an bài”, tức khi một đứa trẻ rời khỏi cơ thể mẹ, cất tiếng khóc đầu đời tức là vận mệnh của nó đã được định đoạt sẵn. Luật nhân quả ở đời có vay có trả, Luật nhân quả không bỏ sót một ai. Nó giống như cuốn sổ được viết từ trước, trong đó có may mắn có bất hạnh, có phú quý nghèo hèn, có sướng vui buồn khổ đều do cuốn sổ vận mệnh đó chi phối. Thuyết phong thủy chủ yếu dựa trên triết lí “thiên thời địa lợi nhân hòa”, được coi là tam khí ảnh hưởng đến con người.
Vì vậy, khi xây nhà người ta thường phải chọn ngày lành tháng tốt, ấy là lấy thiên thời; phải chọn hướng nhà phù hợp, ấy là địa lợi, khi động thổ phải mời người nhân từ, phúc đức, có đầy đủ cả con trai, con gái để động thổ gọi là nhân hòa. Ngày nay điều nay vẫn đúng nhưng không phải tất cả đều vận dụng vào thực tế, có người sẽ từ vận mệnh đó mà xây dựng, phát triển theo cách riêng của mình. Và trong vận mệnh, nếu không biết biến đổi linh hoạt, cứ mãi chăm theo mệnh người xấu tốt thì sẽ hóa ra mê tín mê muội, mất thời gian công sức và tiền bạc.
3. Quan điểm về Luật nhân quả từ triết lí nhà Phật có liên quan đến vận mệnh
Triết lí nhà Phật có sự công nhận về vận mệnh đời người, nhưng mọi vận mệnh của một con người vẫn luôn có thể thay đổi nếu biết tu tâm dưỡng tánh, biết hướng thiện và sống tốt. Chẳng một ai ở đời sống ác làm ác, ác từ lời nói cho đến hành động mà trường tồn giàu sang mãi với thời gian, ấy là quả báo chưa đến mà thôi. Chúng ta thấy rất rõ những tay đại gia buôn ma túy, buôn người, chẳng thoát nỗi khỏi pháp luật, người ta mới có câu “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát”. Luật nhân quả ở đời có vay có trả, Luật nhân quả không bỏ sót một ai.
Luật nhân quả báo ứng ở đời được giải thích rõ hơn qua nhân và quả báo. Quả báo là đền trả lại những gì chúng ta đã tạo ra ảnh hưởng đến người khác. Những gì chúng ta đã làm dù tốt hay xấu, dù vô tình hay cố ý đều sẽ hoàn trả lại cho chúng ta một cách sòng phẳng không thiếu sót khi hội đủ nhân duyên. Có ba loại "báo". Hiện báo là Quả báo phải chịu trong đời hiện tại đối với những hành vi mà chúng ta đã gây từ nhiều đời trước hay đời này.
Sinh báo là Quả báo phải chịu trong đời sau do hành động của chúng ta làm trong đời này. Hậu báo là Qua nhiều đời nhiều kiếp sau khi đủ duyên mới trả quả báo. Các loại quả báo trên có thể giải thích cho chúng ta biết tại sao trong đời sống hiện tiền có người rất hiền lành tốt bụng mà cứ gặp những điều không may khiến cho họ chịu đau khổ triền miên, đó là do những kiếp trước họ đã gây nghiệp xấu đến đời này đủ duyên họ phải trả gọi là "hiện báo", còn những nhân lành họ làm đời này có thể họ sẽ được hưởng phước báo ở đời sau gọi là "sinh báo". Những người sống ở đời này có những hành động ác, hại người đau khổ mà vẫn sống trong sung sướng gặp nhiều may mắn, đó là có thể trong nhiều đời nhiều kiếp trước họ tạo nhiều nghiệp lành nên đời này họ được hưởng phước, riêng những điều họ làm ác ở đời này thì họ sẽ phải trả ở những đời, những kiếp sau gọi là "hậu báo". Luật nhân quả ở đời có vay có trả, Luật nhân quả không bỏ sót một ai. Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như chúng ta đang đói, chỉ cần ăn vào một thứ gì đó thì được no và kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng, luật nhân quả ở đời có vay có trả, luật nhân quả không bỏ sót một ai và gieo nhân nào thì gặt quả ấy.
Do nhận thức đúng về nhân quả nên người con Phật luôn thận trọng trong mỗi việc làm, lời nói và suy nghĩ của chính mình. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát trong hiện tại, ta sẽ dễ dàng nhận ra quả báo trước mắt của những việc làm tốt hay xấu. Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi và chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Ví dụ, khi nhận được một thông tin tốt đẹp có lợi cho mình, thì lập tức ta có thái độ hoan hỷ vui vẻ, lạc quan. Ngược lại, nếu nhận được tin xấu, ngay khi ấy chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, buồn phiền, bực bội và có thể nóng nảy với những người khác.
Theo luật nhân quả, thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện ích giúp người cứu vật. Nếu bạn giúp đỡ ai đó trong lúc họ khó khăn mà không màng đến lợi ích cá nhân, trái ngọt có thể chưa đến ngay nhưng chắc hẳn trong lòng bạn cảm thấy hạnh phúc và muôn đời họ biết ơn bạn, họ sống thật tâm họ sẽ đền ơn đáp trả lại bạn hoặc một người khác mang niềm vui đến cho bạn. Nếu bạn vay ai đó một đồng một xu, bạn luôn tâm niệm phải trả lại, vừa trân trọng người từng giúp ta vừa trân trọng chính mình và mối quan hệ đó, bạn đừng bao giờ có ý nghĩ trốn luôn những khoản đã vay, bạn có thể không trả một lúc vì bạn còn quá khó khăn, bất kể khi nào bạn còn muốn trả, họ vẫn đợi bạn và cho bạn cơ hội, thậm chí họ luôn tạo cơ hội để bạn sống tốt và phát triển hơn, vì đơn giản bạn trao cho họ được lòng tin. Bạn không trả, thứ nhất nợ bạn mang, thứ hai nghiệp quả báo từ việc bạn làm bạn cũng là người nhận tất cả. Luật nhân quả ở đời có vay có trả, Luật nhân quả không bỏ sót một ai. Sẽ không một ai thoát được vòng đời vay trả trả vay. Nếu bạn cứu một sinh mạng, đó chỉ là một con chó một con mèo, bạn là một người cao cả và mang một tình thương rộng lớn. Nếu bạn ban phát một bữa cơm cho những kẻ lang thang cơ nhỡ, bạn đã tự ban phát tấm lòng từ bi như Phật qua bao đời vẫn luôn chở che cho chúng sanh. Một cái nhìn bao quát hơn, nhân đã tạo ra trong quá khứ thì không thể thay đổi được, nó đã là mặc định. Cái có thể thay đổi chính là duyên, điều kiện để tạo ra kết quả, nếu nay cắt đứt cái duyên ấy thì nhân không có cơ hội tạo ra quả. Nói cách khác, kiếp trước ít nhiều đều làm điều xấu nhưng kiếp này bỏ điều xấu làm việc thiện thì ác duyên sẽ đứt. Chỉ có thay đổi từ gốc rễ, thay đổi nhân duyên thì mới chuyển biến, thay đổi được kết quả.
4. Lời kết về luật nhân quả
Luật nhân quả ở đời có vay có trả, Luật nhân quả không bỏ sót một ai. Việc sống cho ngày hôm nay của bạn rất quan trọng, không cố gắng, không đương đầu khó khăn, thất bại, chán nản thì bỏ, bấy nhiêu đó đủ để bạn biết tương lai chính mình. Thậm chí bạn sống hợp lòng người, thuận lòng người, tử tế với người đời, cho đi mà không mong cầu được nhận lại, trái ngọt sẽ tự tìm đến bạn. Cuộc sống này vốn dĩ công bằng, khi bạn biết cách chấp nhận hoàn toàn tự nguyện ở hiện tại, không oán trách, không thù hận, từ đó giúp bạn kiên trì, nổ lực hơn, việc làm, tâm thức, thời gian đồng hành cùng nhau, bạn sẽ thấy mình tồn tại xứng đáng. Muốn có quả đẹp quả ngon hãy nuôi dưỡng hạt mầm tâm hồn và những nhân thiện lành. Kiếp này, nếu ai may mắn, giàu sang hơn người cũng là do ở kiếp trước đã từng cúng dường, bố thí… Nếu bây giờ mà không lo tạo phước, tu hành thì kiếp sau phải đói khổ, bất hạnh. Hiểu được đạo lý Nhân quả, chúng ta sẽ sống rất tự tại và an lạc ngay trong cuộc sống hôm nay vì chúng ta sẽ không lầm nhân quả và biết chấp nhận tất cả những gì không may đến với mình. Từ đó mà sám hối và vươn lên nỗ lực tu hành, tích cực làm nhiều việc thiện lành hơn nữa thì tương lai chắc chắn sẽ rất tốt đẹp, Luật nhân quả ở đời có vay có trả, Luật nhân quả không bỏ sót một ai.
Từ những tìm hiểu cũng như một chút sự hiểu biết, hi vọng lamnguoi.net đã có mang đến những chia sẻ bổ ích đến các bạn về Luật nhân quả ở đời có vay có trả, Luật nhân quả không bỏ sót một ai.
Hằng Huỳnh, Biên tập, lamnguoi.net