Ở một kiếp người dù bạn là ai, sống ở đâu hay làm những gì, hay những bậc kì tài, Chúa trời hay Đức Phật, không một ai thoát khỏi vòng quay Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Và một kiếp người cũng không quá dài, thời gian và vũ trụ không thay đổi, chỉ có con người mãi chạy đua theo thứ phồn hoa, vinh danh, vật chất mới thấy mọi thứ đổi thay. Chúng ta cũng hay nói với nhau, cuộc đời vô thường nhưng chẳng mấy ai hiểu thấu được sự vô thường ấy ra sao. Nếu khi nhắm mắt xuôi tay, rồi thì về với ba tấc đất và trở về với cát bụi thì tất cả đâu còn là nghĩa lí gì, thứ đi theo ta suốt kiếp là nhân quả thiện lành hay ác báo, là nghiệp duyên. Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì? sẽ là bài viết lamnguoi.net hôm nay chọn chia sẻ đến độc giả. Mời các bạn cùng đọc.
Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì? Ảnh minh họa
Đã bao giờ bạn tự hỏi, Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì? Trong một thế giới tiện nghi đi đôi với đầy rẫy những cám dỗ, cạm bẫy, hư danh và bệnh tật, chúng ta chỉ là những hạt cát li ti, nhỏ nhoi và mỏng manh. Thấy đó, được đó, còn đó hay mất đó nó trôi qua nhanh lắm. Sống thật đáng sống, sống như ta chỉ còn một ngày để sống để chúng ta ngẫm được, Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì?
1. Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì?
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa (Nguyễn Du)
Duyên nợ, nghiệp báo sẽ là thứ theo ta qua nhiều kiếp dù bạn có sống trong nhung lụa, hay sống bần hèn, Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì? Trong cuộc sống bộn bề lo toan, hối hả, thứ con người lo sợ là không đủ tiền để sống, không đủ cơm ăn áo mặc, không đủ danh lợi bằng bạn bằng bè, sợ ngày mai mất đi rồi còn bao nhiêu nỗi niềm chưa thể giải bày, chưa làm được trọn vẹn, ít khi nào hoặc không bao giờ sợ nhân quả, sợ kiếp sau mình như thế nào. Quy luật Sinh, Lão, Bệnh, Tử cứ mãi tiếp diễn, cũng từ đó con người ta sợ già, sợ xấu, sợ bệnh tật nhưng không trí tuệ, quán chiếu được rằng đó là lẽ vô thường, những điều đó chúng ta không ai tránh được và không biết trước được.
Ai cũng ham sống sợ chết để rồi bất chấp chạy đua với thời gian để tạo ra những thứ được xem là quan trọng nhất nhì trong đời. Đạo lí nhà Phật có chỉ dạy rõ, trích dẫn từ Kinh Tạp A-hàm nói: Đối với sắc (thọ, tưởng, hành, thức) không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, tâm không giải thoát, thì không thể đoạn trừ khổ não, không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sinh, già, bệnh, chết. Do đó, Đức Phật khuyên các Tỳ-kheo phải luôn quán chiếu để thể ngộ năm uẩn là vô thường “Các ông hãy quán sát sắc (thọ, tưởng, hành, thức) là vô thường”. Quán sát như vậy được gọi là quán sát chân chính. Hiểu biết như vậy được gọi là hiểu biết chân chính.
2. Sinh lão bệnh tử ai cũng phải qua
Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì? Bên cạnh quy luật Sinh, Lão, Bệnh, Tử, hiểu theo một nghĩa rộng hơn, song hành đó là quy luật Sinh, Trụ, Dị, Diệt. Ta từ khi cha mẹ sinh ra (sinh), rồi lớn lên, trưởng thành (trụ), thời gian sau bắt đầu già nua, bệnh tật (dị) và cuối cùng phải chết (diệt). Quá trình sinh, trụ, dị, diệt ấy là vô thường, diễn ra trong từng giây phút. Chúng ta lớn lên từng ngày cũng có nghĩa là chúng ta đã chết đi từng ngày, tức là chúng ta đang vô thường, thay đổi. Ta hôm nay đã không phải là ta hôm qua. Khi nhìn vào quy luật ấy, chúng ta càng nên hiểu rằng, chẳng gì là mãi mãi, tình yêu, tình thương, cha mẹ con cái, bạn bè, tri kỷ, vạn vật đều phân li. Nhưng cũng chẳng vì lẽ vô thường mà ta bỏ bê cuộc đời, ngay đầu bài, “sống thật đáng sống” có nghĩa là khi được sống, chúng ta nên sống với nhau bằng sự chân tình, yêu thương chia sẻ không điều kiện, sẵn sàng cho đi và không cần nhận lại.
Cảnh đời như lửa đốt dầu
Cháy mau thì hết chớ đâu còn hoài
Cảnh đời nghĩ luống bi ai
Khác nào hoa nở rồi mai hoa tàn.
Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì? Cuộc đời vốn là cõi tạm, không hơn không kém. Bao nhiêu người bảo vô thường, nhưng trong số bao nhiêu người thấm thía được khi tất cả mưu cầu của mỗi người ngày một nhiều, bản chất tâm tính cũng từ đấy dần thay đổi. Thật ra mọi quy luật trong cuộc sống này không bao giờ dịch chuyển, chỉ có chúng ta dịch chuyển chúng mà thôi. Vì rất nhiều thứ trong đời, danh lợi, địa vị, cao sang, thấp kém, đố kị, tham, sân, si nối dài, con người sẽ không bao giờ dứt ra được. Cứ đi qua mỗi một ngày, chúng ta nghĩ cuộc sống của mình, của gia đình người thân mình phải đủ đầy, phải đạt được thứ này, làm được việc kia, chúng ta hiếm khi nào hiểu được rằng, mỗi ngày đi qua đó thứ theo ta chỉ duy nhất là nghiệp.
3. Đời người như gió thoảng mây trôi
Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì? Chúng ta chỉ đang tồn tại, chúng ta không đang sống như chúng ta vẫn thường nghĩ, thường làm. Con người vốn mê lầm trong sắc dục vọng, trượt dài mãi. Tại sao nói tâm vô thường, thân vô thường, thời gian vô thường, tiền tài của cải vô thường, vì ở tất thảy, khi nằm xuống ta chẳng mang theo được thứ gì. Tâm ta vô thường, lúc ta yêu tha thiết nhưng gặp nghịch cảnh, trướng duyên thì chuyển thành oán hận. Lòng tin giảm sút, dễ lung lay, lý tưởng, ý chí cũng dễ thay đổi. Cuộc sống xô bồ, con người ai cũng chạy theo công việc tất bật mỗi ngày ngày, tranh đấu trên chính trường, thương trường, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, chợt nhìn lại thì thấy mình đã già. Thời gian trôi qua, đời người thật ngắn ngủi, để rồi thoáng chốc hiểu ra một điều, nếu được sống một cuộc sống thanh nhàn, tận hưởng niềm yêu thương ở hiện tại là điều vô cùng quý giá, nên thời gian cũng vô thường như vậy.
Tiền vô thường, tiền không phải là tất cả, cho nên đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá lãng phí khi sử dụng nó. Khi ta ra đời thì cũng đã chẳng có một đồng, khi chết rồi cũng chẳng mang đi được một xu. Ta nên làm chủ đồng tiền, đừng bo bo làm tôi tớ cho tiền điều khiển. Chưa ai có thể biết trước được ngày mai tài sản, tiền bạc, sự giàu có còn ở lại với mình hay không, ông bà xưa vẫn bảo “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” là vậy. Ki bo, keo kiết từng đồng từng xu, không biết san sẻ, bố thí, giúp đời thì ta tự giết ta từng ngày, ta cũng không thể sống viên mãn được và hậu vận về sau cũng khó lòng giữ được. Và những đồng tiền đó không mua được sức khỏe khi ta đổ bệnh... Nếu dùng tiền để mua được sức khỏe, niềm vui thì tại sao không làm? Nếu dùng tiền mà mua được hạnh phúc, tự tại thì tại sao không làm? Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì? Có câu nói “Danh vọng vẻ vang chỉ là quá khứ, tiền tài, chức tước chỉ là tạm thời với hiện tại”, cho nên từng chút một của ngày hôm nay, sức khỏe, tâm tướng ngày hôm nay mới là thứ ta cần đối diện và giữ vững vì nó tạo nên mai sau.
4. Lời kết
Một vài điều cơ bản chúng ta có luyện tập để vừa quán chiếu được vô thường ở đời vừa giúp thân tâm an lạc:
Nhận thức đời là cõi tạm, là vô thường, xin hãy trân trọng thời khắc hiện tại, những gì ta đang có ở hiện tại, đừng sống mãi trong quá khứ dù đau khổ, thất bại hay vinh quang.
Nhận thức đời là cõi tạm, là vô thường, xin hãy giữ tâm bình an trước những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống. Và đừng tham đắm, vướng mắc vào những thứ của cải, chúng cần có nhưng không phải là tất cả. “Mình thấy đủ trong cuộc sống chính mình thì luôn luôn đủ”.
Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì? Cuộc đời mỗi người là một kịch bản không được viết sẵn, ta chính là diễn viên đóng cả vai chính lẫn vai phụ trong suốt kịch bản, hành trình đó. Biết kiếp người là tạm bợ, ngắn ngũi, vậy tại sao chúng ta không chọn một cuộc sống an yên thay vì cứ mãi bon chen, đua đòi. Dù ở bất kì hoàn cảnh như thế nào cũng từ tâm ta mà ra, nếu ta khéo léo hơn, không đặt nặng nhiều việc, chấp nhận, thích nghi hơn với hoàn cảnh thực tại, chúng ta vẫn sẽ sống tốt. Ta sẽ không còn gì khi nhắm mắt từ giã cõi đời, vì vậy sống tử tế, tu tâm dưỡng tánh là điều mà bất kì ai cũng nên làm, khó hay dễ, sung sướng hay ải khổ vốn chỉ là do lòng người “thưởng thức” nó ra sao. Nhân sinh một kiếp đến đi vô thường.
Hi vọng với những trải lòng lắng đọng, một chút sự hiểu biết từ lamnguoi.net về Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì? đã mang đến nhiều ý nghĩa để độc giả hiểu hơn và thấm thía hơn về những thứ trong cuộc đời.
Hằng Huỳnh, Biên tập, lamnguoi.net