Danh mục

Lamnguoi.net - Hẹn bạn trên đỉnh thành công

Làm người cái gì cầm lên được thì cũng đặt bỏ xuống được

Hạnh phúc nào ở đâu xa, hạnh phúc chỉ nằm ngay trong trái tim bạn thôi. Điều này đồng nghĩa với việc, Làm người cái gì cầm lên được thì cũng đặt bỏ xuống được. Vì ở chốn phàm trần, cuộc đời con người ngắn ngủi lắm, mỗi người cũng chỉ có thể như một cuộc dạo vui với 60 năm cuộc đời...

Một kiếp nhân sinh với hằng hà sa số những mảnh đời khác nhau cùng với những câu chuyện khác nhau. Tại sao chúng ta kết thân được với một ai đó, tại sao chúng ta có tri kỉ, tại sao hai người xa lạ lại yêu thương nhau như người trong gia đình, tất thảy vì ở đó có sự đồng cảm và chia sẻ. Làm người cái gì cầm lên được thì cũng đặt bỏ xuống được,  ai cũng có nhiều điều ẩn khuất, vui buồn, khổ đau hay bị người khác làm tổn thương, hãm hại, chà đạp... nhưng suy cho cùng, ai cũng chỉ muốn trong lòng được bình yên và sống thanh thản. Một cách duy nhất để chữa lành, xóa nhòa tất cả là bạn cần chấp nhận, đối diện và buông bỏ những thứ đã xảy ra hay những thứ vốn mãi không thuộc về mình. Bài viết Làm người cái gì cầm lên được thì cũng đặt bỏ xuống được từ lamnguoi.net sẽ chia sẻ rõ hơn đến độc giả. Mời các bạn cùng đọc.

Làm người cái gì cầm lên được thì đặt bỏ xuống được

Làm người cái gì cầm lên được thì đặt bỏ xuống được, ảnh minh họa

Hạnh phúc nào ở đâu xa, hạnh phúc chỉ nằm ngay trong trái tim bạn thôi. Điều này đồng nghĩa với việc, Làm người cái gì cầm lên được thì cũng đặt bỏ xuống được. Vì ở chốn phàm trần, cuộc đời con người ngắn ngủi lắm, mỗi người cũng chỉ có thể như một cuộc dạo vui với 60 năm cuộc đời...

1. Làm người cái gì cầm lên được thì đặt bỏ xuống được

Từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành, ai cũng đôi ba lần thấy được rằng, sự đời sẽ có những lúc không như ta mong muốn, người này người kia đến đi bất chợt và cũng không thể làm hài lòng người khác và chính mình. Nhiều bậc triết gia, các nhà tâm lí học qua mọi thời đại đều đề cao và khuyên bảo con người nên sống là chính mình. Sống chính mình là gì, là nên sống đúng với con người bạn, bạn sống thật với cảm xúc của bạn, gạt bỏ đi lòng hận thù, học cách bao dung và thứ tha lỗi lầm của người khác, sống biết san sẻ, cho đi mà không màng đến danh lợi và quan trọng nhất, sống chính mình là cái gì cầm lên được thì đặt bỏ xuống được. Cuộc sống bạn dù có khó khăn chồng chất thì đó cũng là lẽ thường tình, có những lúc không tránh được cảm giác ngột ngạt đến bế tắc, nhưng bạn sẽ tìm cách đối diện, vượt qua hay mặc kệ. Cuộc sống bạn không ít lần vấp ngã, không ít lần thất bại với nhiều lí do, sự cố xảy ra khác nhau, từ đi sai đường, mất phương hướng hoặc có kẻ hãm hại. Cuộc sống bạn đã từng gặp những người gây ra tổn thương cho bạn, bạn dằn xé chính mình và ôm lòng trách móc, thù hận. Sẽ không có bất kì ai tránh khỏi được những điều ấy. Vậy nên, làm người cái gì cầm lên được thì đặt bỏ xuống được, đây cũng là một dạng của trí tuệ, trí tuệ này sách vở không dạy bạn, bạn phải trải qua, từ trải nghiệm, từ tâm bạn hướng đến mọi việc như thế nào để biết được rằng, bản thân cần được bình yên hơn ôm giông bão vào lòng.

Chúng ta sẽ thấy được rất rõ, con người không thể vì niềm vui nho nhỏ mà hoan hỷ cả năm, nhưng lại vì một chuyện buồn nào đó mà ôm nỗi ưu phiền cả đời, cho nên một số người cho dù là không có được nhưng vẫn không muốn từ bỏ. Trên đời này rất nhiều người cố chấp việc truy cầu những gì mình đạt không được hoặc đã mất đi, mà bỏ đi, đánh mất đi hạnh phúc trước mắt có được, như những gì có ở trong tay mình, điều này thật rất không đáng biết bao.

Làm người cái gì cầm lên được thì đặt bỏ xuống được

Làm người cái gì cầm lên được thì đặt bỏ xuống được qua lời dạy của Đức Phật, Trên thế gian này có 4 điều là không thể tồn tại vĩnh cửu.

Thứ nhất, “Hữu thường giả tất vô thường” (Hết thảy đều thay đổi), chính là nói rằng, phàm là bất luận thứ gì tồn tại thì đều thay đổi, không thể tiếp tục bảo trì trạng thái ban đầu mãi được. Nó thời thời khắc khắc đều ở trong sự biến đổi, bản chất sẽ từ từ cải biến và cuối cùng là biến mất hẳn. Thứ hai, “Phú quý giả tất bất cửu” (Giàu có là không thể vĩnh cửu) là nói rằng, cho dù con người có giàu có đến thế nào đi nữa thì cuối cùng cũng sẽ suy thoái. Thứ ba, “Hội hợp giả tất biệt ly” (Tụ hợp thì tất sẽ có biệt ly) là có ý nói rằng: Lục thân (cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em) ở cùng một chỗ hoặc là bạn bè người thân đến thăm, đến chơi thì đều sẽ có ngày phải ly tán. Nói sâu xa hơn, tức là cho dù cha mẹ và con cái có sinh sống cùng nhau thì đến một ngày cũng phải sinh ly tử biệt. Thứ tư, “Cường kiện giả tất quy tử” (Dù có khỏe mạnh đi nữa thì cuối cùng cũng quy về cái chết) ý nói rằng, cho dù là tuổi trẻ, sức khỏe mạnh mẽ đến thế nào đi nữa thì cũng có thời điểm ra đi, cho dù là sống thọ đi nữa thì cuối cùng cũng quy về cái chết.

Trên đời này cái trân quý nhất không phải là cái gì đạt không được và cái đã mất đi, mà là hạnh phúc bạn đang có trong hiện tại, làm người cái gì cầm lên được thì đặt bỏ xuống được.

2. Ý nghĩa của Làm người cái gì cầm lên được thì đặt bỏ xuống được

Tục ngữ có câu “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, người ta cũng nói “thất bại là mẹ thành công”. Như vậy, hà cớ gì bạn lại cứ phải cảm thấy quá vui mừng hay đau khổ khi được hoặc mất? Thế nào là “cầm lên được, bỏ xuống được”? Cầm lên để tồn tại, bỏ xuống để sinh sống. Cầm lên là năng lực, bỏ xuống là trí tuệ. Cầm không được thì mọi chuyện khó thành, bỏ không được thì mệt mỏi không dứt. Bạn nên dựa vào tình hình, thời thế để biết khi nào nên cầm và nên buông. Và bạn hãy luôn nhớ rằng Làm người cái gì cầm lên được thì cũng đặt bỏ xuống được để hiểu hơn về sự đời. Dẫu biết có những chuyện nói được rất dễ nhưng khi làm thì rất khó, chúng ta phải vượt qua nhiều thách thức và chiến thắng chính bản thân mình thì mới làm được.

3. Hãy ý thức và chủ động buông bỏ tư tưởng chính mình là nạn nhân

Phần lớn cảm xúc của mỗi người phụ thuộc vào hành vi, hành động, lời nói và thái độ của người khác tác động vào. Chuyện vui có thể hoan hỉ, nhưng chuyện buồn phiền, đau thương bạn sẽ dễ đặt để vào tâm mình, lúc ấy bạn vô tình biến mình thành nạn nhân. Bạn thương cảm người khác hoặc thương cảm chính mình là điều không sai, nhưng từ sự thương cảm quá lớn, điều nhận lại đầu tiên là bạn khổ, từ nỗi khổ chính mình bạn gieo rắc cho cả người xung quanh. Bạn sẽ chẳng mãi buông bỏ được, làm người cái gì cầm lên được thì cũng đặt bỏ xuống được. Ví như con dao, cứ siết chặt trong tay, dao càng cứa, vết thương càng sâu bạn càng đau. Người bạn yêu nếu là đã làm tổn thương bạn, bạn còn yêu, còn muốn giữ thì nên cho nhau cơ hội, lời khuyên và cùng thay đổi để hòa hợp hơn, hạnh phúc lâu dài hơn. Nếu mọi chuyện xảy ra đến mức bạn chẳng còn tha thứ được nữa, dùng lí trí để dứt khoát, giải thoát cho cả hai người, để về sau này cả hai còn gặp được rất nhiều người tốt hơn, ấy gọi là Làm người cái gì cầm lên được thì đặt bỏ xuống được. Trong công việc, các mối quan hệ xã hội cũng như vậy, nếu không thể buông bỏ những thất bại, không ngừng nghĩ những thứ gọi là tiếc nuối, bạn mãi chỉ là người thất bại trong chính những gì bạn gầy dựng. Bạn chủ động buông bỏ và lấy đó làm động lực thì bạn sẽ đứng dậy, bước tiếp rất vững vàng. Bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát được cuộc đời của bạn, tất cả những trải nghiệm của bạn. Chính xác hơn bạn có quyền năng kiến tạo ra mỗi một trải nghiệm bạn có trong từng khoảnh khắc.

4. Hãy hiểu rằng bạn luôn được yêu thương vô điều kiện

Làm người cái gì cầm lên được thì đặt bỏ xuống được

Kẻ tổn thương lại làm tổn thương người khác, điều này lên án rất rõ bản ngã ở mỗi người rất lớn, sự cố chấp trong lòng mỗi người rất lớn. Tại sao bạn hoặc ai đó phải sống một cuộc đời như vậy. Bạn luôn được yêu thương vô điều kiện từ chính bạn, bạn cầm được gì, bạn buông xả được gì, chỉ có bạn là người hiểu rõ nhất. Dù có trải qua bao biến cố, thăng trầm thì chỉ có bạn là nhân vật chính, hiểu, chấp nhận, đối diện và vượt qua, bạn hãy cho chính bạn tự hào vì điều đó. Làm người cái gì cầm lên được thì cũng đặt bỏ xuống được, không có những trận mưa, sẽ không có những ngày nắng, cuộc đời không giông bão, gập gềnh là cuộc đời vô nghĩa. Bạn yêu thương chính mình trong sự quán chiếu, tâm trong sáng, biết điểm dừng trong những hành động không chỉ là bản năng mà còn là suy nghĩ trước sau, bạn sẽ tạo nên niềm vui và hạnh phúc cho rất nhiều người.

Không tranh giành chính là từ bi

Không tranh cãi chính là trí tuệ

Không nghe chính là thanh tịnh

Không nhìn chính là tự tại

Tha thứ chính là giải thoát

Biết đủ chính là buông.

Làm người cái gì cầm lên được thì đặt bỏ xuống được đã được lamnguoi.net chia sẻ một cách gần gũi, thiết thực nhất đến với độc giả. Rất hi vọng giúp các bạn ứng dụng tốt vào cuộc sống chính mình. Tha thứ, buông bỏ những gì không xứng đáng, trân quý hiện tại là điều sẽ khiến mỗi người được sống an yên.

Hằng Huỳnh, Biên tập, lamnguoi.net

Chủ quản: Công ty truyền thông Phát Đạt

Lamnguoi.net với sứ mệnh giúp các bạn trẻ, học sinh, sinh viên hiểu biết cách thức để trở thành một người tốt, thành đạt và có ích cho xã hội. Tất cả bài viết trên trang được chúng tôi chọn lọc trên 200 đầu sách dạy làm người từ cổ chí kim và sự trải nghiệm của chúng tôi trong cuộc sống. Hãy ghi rõ nguồn khi coppy nội dung từ website này. Email liên lạc: info@phatdat.net

Top