Danh mục

Lamnguoi.net - Hẹn bạn trên đỉnh thành công

Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời

Dù bạn là ai, ở bất cứ vị trí nào trong xã hội, hay sống ở bất cứ đâu, cả đời thứ bạn phải luôn học, học làm người và học cách tu tâm dưỡng tính. Và khi đạt đến được, mọi thứ không làm bạn hơn thua, so đo và biết khiêm nhường thì cũng là lúc bạn hiểu giá trị của sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời.

Lời Phật dạy: Hãy nói những lời chân thật, hòa thuận để mọi người tránh hiểu lầm và thù hận nhau. Hãy nói những lời tha thứ, xây dựng tình thương để cuộc đời vơi bớt đau thương và mọi người sống vui bên nhau. Và hãy nói những lời trong sáng để tình người đẹp mãi về sau. Sống ở đời, bạn giỏi kiến thức, bạn thông minh tài trí chưa bao giờ là đủ, sống có đức độ, khiêm nhường, bao dung mới gọi là người có trí tuệ, sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời.

sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời

Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời, ảnh minh họa

Điều đó vừa dễ lại vừa khó, dễ khi bạn biết cúi đầu, lắng nghe và học hỏi, khó là cần bạn phải có muôn vàn sự trải nghiệm và dám trải nghiệm. Bài viết hôm nay lamnguoi.net chọn chia sẻ, Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời, chắc chắn sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho độc giả. Mời các bạn cùng đọc.

Dù bạn là ai, ở bất cứ vị trí nào trong xã hội, hay sống ở bất cứ đâu, cả đời thứ bạn phải luôn học, học làm người và học cách tu tâm dưỡng tính. Và khi đạt đến được, mọi thứ không làm bạn hơn thua, so đo và biết khiêm nhường thì cũng là lúc bạn hiểu giá trị của “Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời”.

1. Đạo lý sống làm người tốt, khiêm tốn và biết đối nhân xử thế

Sống trên đời, chúng ta phải xem sự hiểu biết của con người là hữu hạn, có những thứ chúng ta rất giỏi và tuy nhiên cũng có những chuyện chúng ta rất dở, núi này cao thì sẽ có núi khác cao hơn. Quy luật tự nhiên luôn phản ánh rất đúng và chân thực về sự hiểu biết. Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời. Chúng ta sẽ xem về sự phát triển trưởng thành của cây lúa, khi lúa còn xanh, lúa ngẩng cao đầu chót vót và thường tự vỗ ngực xưng danh để khẳng định mình. Thế nhưng bên trong bông lúa mới chỉ thơm mùi sữa. khi lúa càng dần già, trải qua những mưa nắng bão bùng, cây lúa ấy mới thực sự trưởng thành và không còn bốc đồng như trước nữa. Lúa lúc này mới thực sự là lúa, cúi đầu nhưng đã tích lũy đủ chín bên trong! Quy luật này cũng đúng với dòng sông, chỉ có những con sông sâu, biết hạ mình xuống thì trăm vạn con sông con suối khác mới róc rách chảy về. Thật đúng với câu Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời. Chúng ta là con người,  khi con người ta đã trưởng thành thì càng phải nói ít đi và làm nhiều hơn. Tạo ra giá trị chứ không phải buông những lời sáo rỗng.

2. Một câu chuyện nhỏ

Lamnguoi.net xin kể bạn nghe một câu chuyện nhỏ về chuyện đời về sự làm người đối nhân xử thế, đúng với sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời.

Ở một ngôi làng nọ, có hai cha con người đàn ông trung niên sống cùng nhau. Một hôm trời đẹp, người cha rủ con trai đi vào rừng dạo chơi. Cậu con trai vô cùng cao hứng đi cùng bố. Hai cha con đi đến đoạn đường uốn lượn thì dừng lại. Trong một phút trầm lặng ngắn ngủi, người cha hỏi con: “Con trai! Ngoài tiếng chim đang hót ra, con còn nghe được thấy tiếng gì khác không?”

Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời

Cậu bé sau một hồi lắng nghe liền trả lời cha: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!” Người cha lại hỏi tiếp: “Đúng rồi! Đó là một chiếc xe ngựa trống, không chở gì cả.” Cậu con trai ngạc nhiên hỏi lại: “Chúng ta con chưa nhìn thấy nó, sao cha lại biết đó là chiếc xe ngựa trống rỗng?” Người cha đáp: “Từ âm thanh con có thể dễ dàng nhận ra đó là một chiếc xe trống không. Xe ngựa càng trống rỗng, thì âm thanh sẽ càng to”. Về sau này, cậu con trai trưởng thành, là một người thông minh, giỏi giang và thành đạt. Mỗi lần cậu chứng kiến một ai đó dùng lời lẽ ba hoa, lỗ mãng để nói chuyện, tự cho là mình đúng, tự cao tự đại, hạ thấp người khác thì cậu đều nhớ đến lời nói của cha vẫn như đang văng vẳng bên tai mình: “Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to.”

Câu chuyện trên có nói “Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to”. Con người cũng vậy, chúng ta phải hiểu rằng sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời, càng phô trương, càng thể hiện bản lĩnh, càng cố tỏ vẻ hiểu biết mọi điều trên đời và sự hào nhoáng thì càng tiếp xúc sâu với con người ấy, ắt hẵn họ để sự hiểu biết lùi về sau hoặc thậm chí họ chẳng có gì trong tâm tư, suy nghĩ và mang một cái não rỗng. Bởi vậy, điều quan trọng nhất mà mỗi người phải ý thức được, sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời.

3. Nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời

Tôi từng biết đến, ông Walter Raleigh (1552 – 1618) là nhà chính trị, nhà sử học, nhà thơ nổi tiếng của Anh thời kỳ văn hóa phục hưng từng sáng tác một bài thơ về tình yêu. Trong đó ông đem tình cảm mãnh liệt ví như dòng nước chảy. Ông viết: “Nước cạn chảy róc rách mà nước sâu lại chảy không phát ra một tiếng động. Một người nếu luôn nói lời đường mật thì trong lòng sẽ là “hư tình giả ý”!”. Dùng vẻ bề ngoài để hào nhoáng, khoe khoan chứ sự tình bên trong chẳng hiều biết gì, thật đúng với sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời. Trong sự so sánh mơ mộng, dịu dàng ấy là một bài học to lớn, yêu ai hoặc sống cùng ai, ngọt ngào, đường mật hầu như chỉ toàn dối gian, mà sự dối gian ấy nếu bạn không vấp phải, cả đời bạn cũng không rút ra được kinh nghiệm sống cho chính mình. Ở bất kì sự hiểu biết nào, nếu không có trải qua thì bạn càng khó trưởng thành.

4. Tại sao nói “Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời”?

Kỳ thực, chúng ta không thể quy chụp tất thảy những người hiểu biết là những người trí tuệ nông cạn, hay sống không có đạo đức. Phần lớn ngày nay, học kiến thức có thể mua bằng tiền, nhưng học làm người, nhân cách sống ra sao thì tiền không bao giờ mua đủ. Phật dạy, mọi điều đều từ tâm ta mà sanh ra. Bạn càng trong tâm thế bình tĩnh, bình thản, tâm càng an yên thì dù có khó khăn, trở ngại cũng không bao giờ đánh gục được sự vươn lên trong chính con người bạn.

Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời

Khi bạn càng hiểu biết, sống biết điều, sống bằng tâm, bạn cũng sẽ gặp được nhũng người tương tự vậy, hoặc có tiếp xúc với những người địa vị cao hơn, họ vẫn sẽ tôn trọng bạn, sẵn sàng giúp đỡ nhau và không toan tính, ấy được gọi là sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời. Đừng đánh giá, bình luận quá nhiều hay phán đoán quá nhiều về cuộc sống của người khác bằng ánh nhìn của mình hay đôi ba lời từ người đối diện, chuyện người trong cuộc có khi họ còn không thể, làm sao đến lượt mình phán xét.

Đừng khắt khe quan điểm của mình rồi áp đặt cho người khác buộc phải theo ý mình, cũng đừng bắt người khác phải hiểu hay yêu chiều mình, thậm chí đừng cố gắng tìm ra khuyết điểm, lỗi sai của ai đó để buộc họ phải thua mình, đó là cái tâm ích kỉ và sống không bao dung, vị tha. Khi bớt đi một chút cái tôi là bản ngã chính mình giảm dần, tăng niềm vui, tăng thêm sự đồng cảm và dần lắng nghe nhiều hơn để cùng thấu hiểu hơn, ấy gọi là sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời. Khi đắc thắng đừng vội khoe, khi thất ý đừng vội nản lòng. Mỗi người sinh ra có một số phận, một cuộc đời khác nhau nhưng đứng và đi trong quãng đường được sống như thế nào là do chính mình chèo lái và quyết định.

Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời, con người được hay không là làm được điều này, thật đáng trân trọng phải không? Người cứ đâm đầu vào tranh giành thiệt hơn, hơn thua, đố kị khiến tâm người đó phiền não, còn người khôn, người trí tuệ sâu sắc thì gạt bỏ mọi thứ, sống cho đời, biết cho đi là cách hưởng thụ, tiếng thơm muôn đời. Kết quả không phải là mục đích cuối cùng, mà trải nghiệm suốt cuộc hành trình mới là điều nói lên bạn là ai trong cuộc đời này.

Trên đây lamnguoi.net đã chia sẻ với bạn bài viết Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lờihy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu biết đạo lý sống trên đời, biết cách đối nhân xử thế, biết khiêm tốn để thành công.

Hector Tran và Hằng Huỳnh, Biên tập, lamnguoi.net

Chủ quản: Công ty truyền thông Phát Đạt

Lamnguoi.net với sứ mệnh giúp các bạn trẻ, học sinh, sinh viên hiểu biết cách thức để trở thành một người tốt, thành đạt và có ích cho xã hội. Tất cả bài viết trên trang được chúng tôi chọn lọc trên 200 đầu sách dạy làm người từ cổ chí kim và sự trải nghiệm của chúng tôi trong cuộc sống. Hãy ghi rõ nguồn khi coppy nội dung từ website này. Email liên lạc: info@phatdat.net

Top