Vâng! Đúng như câu nói của nhà Phật: Trần gian thế gian này là cõi tạm, chúng ta chỉ đến đây để trải qua hành trình dài trong chuỗi luân hồi phải đến mà thôi. Những thứ của cái vật chất ấy chỉ là mượn tạm, những thứ ấy dầu do chúng ta làm ra đi nữa thì cũng không hoàn toàn thuộc về chúng ta. Chúng ta chỉ mượn tạm, chỉ thuê thôi, và khi ra đi qua đời khác, chúng ta phải bỏ lại tất cả.
Con người chúng ta đến thế gian thế giới này để làm gì, ảnh minh họa
Vậy Con người chúng ta đến thế gian thế giới này để làm gì? Đây là một câu hỏi mà nếu bản thân bạn tự hỏi chắc hẳn ít nhiều bạn cũng sẽ có vài câu trả lời. Mật ngọt của trần gian này nhiều lắm. Nào giàu có, tiếng tăm, quyền lực, tình yêu, gia đình… Tất cả rồi sẽ bỏ lại hết khi chúng ta lìa xa trần thế này. Hôm nay lamnguoi.net xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết Con người chúng ta đến thế gian thế giới này để làm gì để giúp bạn đi tìm câu trả lời xác đáng nhất.
1. Con người chúng ta từ đâu đến thế giới thế gian này
Trong tác phẩm Muôn kiếp Nhân sinh của tác giả Nguyên Phong có nói rất rõ về luân hồi chuyển kiếp tái sinh. Luân hồi chuyển kiếp luôn tuân theo quy luật tự nhiên trong vũ trụ và nó luôn vận hành theo đúng trật tự của nó. Để tìm hiểu và giải thích về con người chúng ta từ đâu đến và đến thế gian thế giới này để làm gì thì theo thuyết luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và chi li: mọi sinh vật, sau khi chết sẽ chuyển hóa từ một thân xác này sang một thân xác khác. Ngay cả loài vật và loài cây cỏ cũng vậy. Luân hồi hay tái sinh (Reincarnation) là sự chuyển hóa hay sự chuyển sinh, đầu thai (transmission) của linh hồn. Nói rõ hơn là khi chết, linh hồn sẽ chuyển từ thân xác này để nhập vào một thân khác. Khi chết thân xác hủy hoại tan rã, chỉ có linh hồn tồn tại. Con người chúng ta từ đâu đến và đến thế gian thế giới này để làm gì, theo Phật giáo thì luân hồi, tái sinh là một phản ứng nghịch lại, là một sự báo ứng tự nhiên của mọi hành động.
Mỗi hành động đều có những phản ứng dội lại cho hành động gây ra. Chữ luân hồi theo Phật giáo lấy từ Phạn ngữ là Samsàra. Con người phải trải qua nhiều kiếp cho đến khi chịu đủ sự trả quả tương xứng về những gì đã làm và không tạo nên nghiệp xấu thì mới mong được tới cõi an lạc mà Phật giáo gọi là cõi Niết Bàn (Nirvana). Những ai phạm điều xấu, ác thì khi chết phải đọa vào địa ngục và chịu những sự xử phạt công minh. Không ai có thể thoát được sự trừng phạt của nhân quả luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp được mà nó luôn vận hành theo đúng quy luật của nó. Sơ bộ giải thích như trên thì bạn đã biết Con người chúng ta từ đâu đến và đến thế gian thế giới này để làm gì thì chúng ta hãy tiếp tục đi sâu vào phân tích phần sau
2. Con người chúng ta đến thế gian thế giới này để làm gì
Chúng ta đến với thế giới này theo luật luân hồi nhân quả, chúng ta đến đây là để trả nghiệp trả quả mà chúng ta đã gây ra từ nhiều tiền kiếp, cũng như chúng ta đến đây là để học các bài học mà chúng ta chưa hiểu chưa được học. Đây là những điều trả lời cho con người chúng ta đến thế gian thế giới này để làm gì. Linh hồn con người được tái sinh theo luật luân hồi nhân quả trải quá rất nhiều kiếp, lúc làm người lúc làm súc vật, lúc làm ma quỷ…vv. Để đến được với thế giới loài người này thì chúng ta đã có tu tập từ nhiều kiếp trước. Chính vì thế khi đến được với thế giới này thì chúng ta phải biết sống như thế nào để hiểu và không làm những điều sai phạm.
Vậy Con người chúng ta đến thế gian thế giới này để làm gì. Theo quy luật và bản năng thì chúng ta được sinh ra và lớn lên, trưởng thành và bắt đầu hành trình tìm kiếm làm ăn tích lũy của cải của mình. Trong quá trính tìm kiếm và hưởng thụ ấy, chúng ta làm những hành động gây khó khăn, khổ đau cho người khác. Có một tranh giành, bám giữ, tiêu thụ nào mà không gây tổn thương cho người khác và thiên nhiên? Ngược lại với thái độ trên là thu rút lại, chẳng muốn làm gì cả, chẳng muốn phát triển, mở mang, sáng tạo. Như con ong chỉ muốn ở trong tổ của mình, không hút nhụy hoa để làm ra mật, để cho các hoa được thụ phấn mà làm ra một mùa trái ngọt.
Cũng với câu hỏi: Con người chúng ta đến thế gian thế giới này để làm gì? Với người không sáng suốt, đến đời này là để tham lam chiếm đoạt, để có nhiều hơn, bất kể người khác và thiên nhiên. Cuộc sống như thế tạo ra năm độc tham, sân, si, kiêu căng và tà kiến. Năm độc này gây nhiễm ô làm cho đời sống nặng nề. Trong quá trình chiếm đoạt bạo động của mình, người ấy làm hư hại đời sống chung quanh bằng những tính khí và hành động của mình. Như một con ong tham lam muốn giành giật cho nhiều, muốn có được cho nhiều. Hành động này không chỉ làm hư hoại những đóa hoa, mà còn tự làm cho cánh dính đầy phấn, nhựa, rốt rồi không thể bay lên nữa, chỉ bò loanh quanh và chờ chết. Nắm lấy, kéo về mình, cất giữ là một thói quen, một nghiệp sâu nặng của con người. Ngay từ nhỏ, khi còn bò trên nệm, chúng ta cố trườn tới để nắm lấy một đồ vật trước mặt. Nếu nắm lấy được thì bỏ vào miệng. Lớn lên, chúng ta nắm bắt nhiều hơn.
Thế giới đối với chúng ta nằm trong giới hạn của cái ta nắm lấy và cái của ta do nắm lấy được. Khi lập gia đình, chúng ta vẫn gọi là lấy vợ, lấy chồng. Nắm lấy là một thói quen, một nghiệp của con người. Đó là một hành động thói quen chủ yếu thuộc về tâm thức. Cũng chính sự nắm lấy thuộc về tâm thức này khiến con người bị trói buộc về mặt tâm thức vào đối tượng mình nắm lấy. Càng nắm giữ nhiều thì sự lệ thuộc càng nhiều. Cuối cùng, do không nhìn rõ những hành động của mình, con người bị lệ thuộc, bị trói buộc bởi nhiều thứ mà họ nghĩ là vĩnh viễn của họ ở trần gian này.Những thứ ấy dầu do chúng ta làm ra đi nữa thì cũng không hoàn toàn thuộc về chúng ta. Chúng ta chỉ mượn tạm, chỉ thuê thôi, và khi ra đi qua đời khác, chúng ta phải bỏ lại tất cả. Qua các lời giải thích trên thì giờ đây bạn đã hiểu Con người chúng ta đến thế gian thế giới này để làm gì rồi đó, càng tham lam càng khổ và càng sai lầm.
Chúng ta đã đi qua khác nhiều các chỉ dẫn các phân tích về con người hay trải qua, vậy thì Con người chúng ta đến thế gian thế giới này để làm gì, chúng ta cần phải hành xử sống như thế nào? Với người sáng suốt, họ đến với cuộc đời này mà không làm tổn hại cuộc đời. Họ đến để học thay vì cai trị, đến để cho, để cống hiến, để làm đẹp thay vì tham lam chiếm đoạt. Họ đến với rừng hoa của cuộc đời này. Không phá hoại, không làm hư, không bóc lột, không khai thác cho đến kiệt quệ. Họ có trí để rút ra tinh chất của đời sống mà không làm hư hại đời sống, như con ong hút tinh chất của hoa để làm ra mật mà không làm hư hoại đóa hoa. Người trí cởi mở những bám chấp, những nắm lấy trong tâm để tâm ấy là tâm tự do, không ràng buộc, không lệ thuộc. Đi qua cuộc đời này mà không làm hại, không gây đổ vỡ xáo trộn mà vẫn rút được cái bản tánh, cái giá trị tối thượng và tối hậu của đời sống, đó là trí huệ. Bởi vì trí huệ mới đưa đến tự do. Tự do là đi qua cuộc đời này mà không lấy không bỏ, do đó không đụng chạm, không tranh chấp: “Vào rừng không động cỏ. Vào nước không dậy sóng”.
Trên đây lamnguoi.net đã chia sẻ với bạn về Con người chúng ta đến thế gian thế giới này để làm gì. Hy vọng với những phân tích giải thích khá chi tiết trên sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời và biết mình phải sống như thế nào cho đúng. Chúc bạn thành công!