Điều đầu tiên, lamnguoi.net muốn chia sẻ là “phương trình cuộc đời” được biểu thì bằng đẳng thức toán học như sau: Để thành công, sống an vui và hạnh phúc = Tư duy đúng x Nhiệt huyết x Năng lực. Dữ kiện quan trọng nhất trong phương trình này đó là cách tư duy đúng.
“Phương trình cuộc đời” này đã áp dụng thành công cho rất nhiều người triệu phú, tỷ phú, những nhà lãnh đạo giỏi trên thế giới. Điểm mấu chốt của phương trình này nằm ở tích số nhân. Ví dụ: Một người có năng lực 90 điểm về mặt thông minh. Tiếc rằng người này có tính kiêu ngạo, không chịu nỗ lực. Tạm cho rằng nhiệt tình của anh ta là 30 điểm. Tích số sẽ là: 90 điểm năng lực x 30 điểm nhiệt tình = 2700 điểm. Ngược lại có người chỉ có năng lực bình thường, tạm tính là 60 điểm. Tự bản thân anh ta cũng xác định “mình chẳng có tài cán gì”, bù lại đã nỗ lực quên mình, làm việc với nhiệt tình cao độ. Điểm nhiệt tình của anh ta hơn 90 điểm. Kết quả sẽ thế nào ? Tích số sẽ là: 60 điểm năng lực x 90 điểm nhiệt tình = 5400 điểm.
Với cách tính như vậy, người sau làm được một khối lượng công việc gấp đôi người chỉ có năng lực như thiếu nhiệt tình. Ngoài ra, còn có thêm điểm về cách tư duy. Cách tư duy được coi là quan trọng nhất vì nó thể hiện rõ phương cách sống. Trong cách tư duy, có cách tư duy tốt và cách tư duy xấu. Nếu như có người có cách sống phát huy được năng lực và lòng nhiệt tình, hướng đến những điều tích cực thì cũng những có cách sống sử dụng năng lực và lòng nhiệt tình hướng về những điều tiêu cực.
Theo lẽ đó, riêng ở yếu tố “cách tư duy” sẽ có điểm âm (-). Cho dù điểm nhiệt tình và điểm năng lực cao gấp mấy, nhưng điểm về cách tư duy âm (-) thì đáp số của phép tính (để thành công, sống an vui và hạnh phúc) cũng thành âm. Những người được trời ban cho năng lực hiếm có, lại mang hết nhiệt tình bắt tay vào những “công việc” như lừa đảo, trộm cướp thì chắc chắn sẽ không thể có kết quả tốt, bởi cách tư duy của họ mang tính tiêu cực.
Vì phương trình cuộc đời được biểu thị bằng phép nhân nên việc đầu tiên là cách tư duy phải được phát huy vào hướng tích cực (dương). Nếu không thì dù có năng lực tuyệt vời đến mấy, có lòng nhiệt tình cao đến mấy cũng chẳng khác nào “có tài mà vô dụng”, hơn nữa, có thể sẽ làm hại cho xã hội. Tôi xin được trích dẫn lời của Fukuzawa Yukichi mà tôi nghĩ rằng nó minh chứng cho tính đúng đắn của phương trình cuộc đời. Tư duy sâu sắc như triết gia, tấm lòng thành khiết như võ sĩ đạo, tài năng khiêm cung như người thường, sức khỏe cường tráng như nhà nông. Có bốn yếu tố trên thì có thể coi là người có ích cho xã hội.
“Sống nghiêm túc mỗi ngày”. Điều tưởng như bình thường đó lại là một trong những nguyên lý, nguyên tắc tạo nền móng cho cách sống hết sức quan trọng. Tôi ví dụ thế này. Nói tới môn kiếm thuật, người ta liên tưởng ngay tới việc khổ luyện với với thái độ nghiêm túc, chuyên cần chứ không phải là có thành kiếm tốt hay không. Nói đến môn cung thuật thì xạ thủ phải kéo dây cung sao cho dây cung và cây cung tạo thành hình vầng trăng rằm, không một chút phân tâm, không một chút lơi lỏng, và nhả cung trong sự dồn nén căng thẳng đó.
Phải sống, phải làm việc ngày ngày bằng sự tập trung cao độ, bằng thái độ nghiêm túc, bằng lòng say mê, bằng sự chuyên cần… Chỉ có như vậy, chúng ta mới có được cuộc sống đúng với những gì mà mình khao khát. Cuộc đời là một màn kịch và chúng ta vừa là đạo diễn vừa là tác giả kịch bản, vừa thủ vai chính trong màn kịch ấy. Chúng ta chỉ có một cách duy nhất để sống trong cuộc đời: Đó là tự sáng tác và tự diễn. Vì thế, hơn mọi điều, bản thân chúng ta có tự tổ chức, tự sản xuất được vở kịch của đời mình hay không ? Chúng ta dành trọn cuộc đời để viết kịch bản ra sao và sẽ diễn nó như thế nào ? Vấn đề là như vậy.
Nếu sống thiếu nghiêm túc, sống không nhiệt huyết, sống buông thả, sống lười nhác,... sẽ không có gì đáng tiếc và lãng phí hơn cách sống này. Nhưng dù được trời phú cho năng lực tuyệt vời, dù thực tâm muốn sống ngay ngay thẳng như nếu không có nhiệt huyết, không có thái độ nghiêm túc thì cuộc đời chúng ta không thể đơm hoa kết trái. Dù chúng ta viết kịch bản chi tiết tỉ mỉ đến mấy nhưng để biến kịch bản thành hiện thực thì thái độ nghiêm túc là điều không thể thiếu. Dám xông vào đương đầu với bất kỳ khó khăn cản trở nào, cũng có thể gọi là “tự mình hành mình”. Điều đó có nghĩa là dù khó khăn đến mấy cũng không tránh né trốn chạy, mà luôn trực diện đối đầu.
Đứng trước một vấn đề khó khăn nhưng phải giải quyết chúng ta chọn cách nào ? Tảng lờ và thoái thác ? Hay chấp nhận và đương đầu ? Ngã rẽ của thành công hay thất bại chính là chỗ này. Chúng ta phải luôn mang trong lòng tinh thần “Nỗ lực để thành công trong mọi điều kiện” và cách nhìn nhận sự vật trung thực, khách quan. Có đủ hai yếu tố này, chúng ta sẽ tìm ra được cách tháo gỡ giải quyết mọi khó khăn, có khi chỉ là những điều nhỏ nhoi mà bình thường chúng ta thường hay bỏ sót.
Chấp nhận đối diện với gian khổ, mang hết sức lực phá vỡ tình trạng bế tắc tưởng chừng không thể tìm ra hướng giải quyết, chúng ta tạo ra những thành quả độc đáo, đầy sáng tạo. Quá trình này sẽ thổi luồng sinh khí vào kịch bản cuộc đời của bạn, biến ước mơ của bạn thành hiện thực.
Lamnguoi.net tổng hợp và biên tập.