Mọi đau khổ của con người đều do tham sân si đều do chính bản thân mình mà ra, và nếu chúng ta không biết cách từ bỏ chế ngự tham sân si thì chúng ta sẽ càng khổ đau. Tham lam muốn có được mọi thứ, từ đó bằng mọi giá, bằng mọi hành động để có được, để rồi khi đạt được mục đích thì khi nhìn lại chúng ta đã đi quá giới hạn và gây ra biết bao tội lỗi cũng như chính ta đã gây đau khổ đánh mất chính mình. Con người sống giữa nhân sinh đều phải thuận theo luân hồi nghiệp báo, tránh không được, nhưng tự mình có thể xây dựng những nghiệp duyên tốt đẹp cho mình. Muốn thiện, trước hết phải hết tham. Muốn phúc, trước tiên phải biết đủ. Hôm nay lamnguoi.net Tham sân si và cách từ bỏ chế ngự tham sân si để giúp bạn có cái nhìn hiểu biết về tham sân si, từ đó bết cách chế ngự chúng.
Tham sân si và cách từ bỏ chế ngự tham sân si, ảnh minh họa
Suy ngẫm về Tham Sân Si và sự khổ đau của cuộc đời này.
Không ai làm hại bản thân ta ngoài chính mình, mọi tội lỗi, mọi đau khổ đều do ta tự làm khổ cho mình. Trong cuộc đời này không có cái gì ở bên ngoài hại mình bằng chính mình không làm chủ được tham sân si nơi mình. Nếu biết gốc của tai họa từ tham sân si ở nơi mình thì phải thẳng tay mà điều phục nó, chứ không có kêu ca than trách người, trách hoàn cảnh. Con người sống giữa nhân sinh đều phải thuận theo luân hồi nghiệp báo, tránh không được, nhưng tự mình có thể xây dựng những nghiệp duyên tốt đẹp cho mình. Muốn thiện, trước hết phải hết tham. Muốn phúc, trước tiên phải biết đủ. Vô sở cầu nhi tự đắc, đó mới thực sự là đại trí huệ của đời người.
Những lời Phật dạy về sân si và lòng tham nhắc nhở chúng sanh rằng, lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách con người. Nếu sở hữu nào của chúng ta có được từ sự đau khổ của người khác, thì sự sở hữu ấy tất yếu là không chính đáng. Dù là mưu cầu cho cuộc sống hằng ngày hay lưu danh hậu thế, bất cứ ai bị lòng tham chi phối ắt sẽ nhận quả báo nặng nề. Chính vì vậy việc hiểu rõ Tham sân si và cách từ bỏ chế ngự tham sân si là rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
Chúng ta sống trên cõi đời này, dù chúng ta kiếm được rất nhiều tiền, khi chúng ta chết đi cũng không mang theo được. Tiền tài danh vọng, mất rồi tất cả cũng chỉ là hư vô. Đời người là hữu hạn, nhân sinh là vô hạn, cớ gì mãi tham lam để tự chuốc lấy đau khổ cho mình. Hãy hiểu rõ Tham sân si và cách từ bỏ chế ngự tham sân si để bạn sống an nhiên vui vẻ và hạnh phúc.
Sau đây lamnguoi.net xin đi vào tìm hiểu sâu hơn về Tham sân si và cách từ bỏ chế ngự tham sân si
1. Tham là gì
Trong ba từ Tham Sân Si thì chữ Tham là đứng đầu tiên. “Tham” có nghĩa là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.
Sống ở đời, ai cũng muốn có và tận hưởng mọi thứ trên đời này. Có năm món dục lạc, mà người ta thường ham muốn nhất là: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. “Ngũ trần dục lạc” ấy, thật ra, vui ít mà khổ nhiều. Tham tiền thời phải đày đọa thân sống, đôi khi còn dùng những phương tiện bất chính để chiếm đoạt và khi mất thì lại đau khổ. Đối với sắc đẹp nên quán thân là bất tịnh, tham sắc thì nhiều khi lại lao vào những mưu chước tồi tệ để thỏa lòng dục vọng. Tham danh vọng, quyền tước thì phải vào lòn ra cúi, lao tâm khổ trí. Tham ăn uống cao lương mỹ vị thì bị nhiều bệnh khó trị, thân thể mệt nhọc, mạng sống không thọ. Tham ngủ nghỉ thì trí não hóa đần độn. Ngũ trần dục lạc đó chính là những nguyên nhân ràng buộc kiếp người vào vòng sinh tử, luân hồi, sa đọa. Tiếp theo Tham sân si và cách từ bỏ chế ngự tham sân si chúng ta sẽ tìm hiểu Sân.
2. Sân là gì
Tiếp theo Tham trong Tham Sân Si là chữ Sân. “Sân” có nghĩa là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. Sau cơn giận thời giữ lại lòng oán ghét tìm dịp mà trả thù. Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận. tiếp theo Tham sân si và cách từ bỏ chế ngự tham sân si chúng ta sẽ tìm hiểu Si
3. Si là gì
Và chữ cuối cùng trong Tham Sân Si là chữ Si. “Si” có nghĩa là si mê, vô minh, ngu tối. Người vô minh không sáng suốt, không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại v.v… nên mới làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và người. Si, vô minh theo thế tục gọi là “dại” hay “ngu”. Vô minh che lấp tâm trí, làm cho con người không còn nhìn thấy được những chất bợn nhơ đang gậm nhấm từ bên trong con người khiến các thói hư tật xấu ấy sẽ tăng dần và cuối cùng đưa con người vào con đường tội lỗi triền miên. Đức Phật dạy rằng vô minh là điều ô trược tệ hại nhất. Hãy dứt bỏ vô minh để trở thành người trong sạch.
Như vậy là chúng ta đã hiểu tham sân si là gì rồi. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách từ bỏ chế ngự tham sân si.
4. Cách từ bỏ chế ngự tham sân si
a. Cách từ bỏ chế ngự Tham
Trong đời sống, nếu mỗi người không thể nhận biết và chế ngự lại lòng tham, thì chính bản thân của bạn sẽ là nạn nhân của nó. Cứ như vậy thì bạn sẽ là nguyên nhân của toàn bộ mọi chuyện đau khổ của mình và người khác. Bản chất của lòng tham là không bao giờ là đủ, có được thứ này rồi sẽ mong muốn được thứ khác lớn hơn.
Để có thể nhận biết được lòng tham, khi ta nhận biết được lòng tham trong lòng trỗi dậy. Bản thân của chúng ta biết rằng làm như vậy là sai trái, chúng ta không được làm điều đó. Nếu bạn có thể kiềm chế được nó thì bạn sẽ là một người chính trực. Còn nếu không thì bạn sẽ trở thành một con người tham lam và là tệ nạn của xã hội. Ngay lúc đó mọi thứ của bạn sẽ mất đi về nhân cách con người và người thân của mình. Hãy bình tĩnh và phải hiểu Tham sân si và cách từ bỏ chế ngự tham sân si để làm chủ bản thân bạn.
b. Cách từ bỏ chế ngự Sân
Con người chúng ta rất dễ mắc phải sự tức giận nếu có một ai đó cố tình chọc tức hay khiêu khích. Để tránh khỏi những rắc rối không mong muốn thì sân giận, hận nổi lên thì bạn cần phải chế ngự nó. Nếu không thì chính bản thân của bạn sẽ là nạn nhân của nó. Bởi khi lòng sân nổi lên thì sẽ hãm hại người khác, tuy nhiên bản thân mình sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn.
Nếu bạn không thể kiềm chế được lòng sân thì sẽ tự gây hại cho bản thân của mình. Trong trường hợp gặp kẻ xấu thì tự dưng bạn sẽ chuốc họa vào thân. Ngoài ra thì lòng sân cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bởi vì khi bạn đố kỵ ganh ghét ai đó thì sẽ ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, nguy hiểm hơn là dẫn đến tai biến mạch máu. Bạn cần phải kiềm chế lại lòng ganh tị của mình, bởi nó chỉ đem lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
c. Cách từ bỏ chế ngự Si
Khi bạn dính vào cám dỗ cuộc đời thì sẽ khiến bạn ngu đần và làm theo bản năng chứ không còn là lý trí nữa. Khi bị bất kể thứ gì cám dỗ bản thân mình, thì bạn nhất định phải thật tỉnh táo để nhận biết đúng sai. Nếu không thì bạn sẽ bị chính lòng si làm mờ đi lí trí của mình và tin vào những điều không có thật. Hãy làm chủ bản thân mình và làm chủ mọi tình huấn trong cuộc sống.
Trên đây lamnguoi.net vừa chia sẻ bài viết Tham sân si và cách từ bỏ chế ngự tham sân si, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm sống, hiểu được cội nguồn của mọi khổ đau, tội lỗi, giảm tham sân si trong bạn. cũng như tìm cách từ bỏ chế ngự chúng, từ đó bạn sẽ sống an vui và hạnh phúc, chúc các bạn thành công!
Hector Tran, biên tập, lamnguoi.net