Danh mục

Lamnguoi.net - Hẹn bạn trên đỉnh thành công

Nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người

Khi con người chết đi, nếu khi sống người đó ăn ở hiền lành phúc đức thì sau khi chết sẽ được đầu thai làm người trở lại trần gian. Thuyết nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người mô tả sự sống của con người qua ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai. Con người bị dính chặt trong bánh xe luân hồi không thoát ra được.

Sống trên đời cần có tấm lòng lương thiện và tạo nhiều phúc đức, vì luật nhân quả luân hồi luôn hiện hữu trong đời sống muôn kiếp của chúng ta. Chúng ta làm ác sẽ gặp ác, làm thiện sẽ được thiện lành, gieo nhân nào thì nhận quả đó. Hôm nay lamnguoi.net xin chia sẻ với bạn đọc bài viết nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người để bạn đọc hiểu biết về thập nhị nhân duyên, tức 12 nhân duyên.

nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người

Nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người

I. Luật nhân quả kiếp luân hồi 12 nhân duyên

Nhân quả luôn hiện hữu trong đời sống của chúng ta hàng ngày, đây là sự thật mà chúng ta phải luôn luôn hiểu và làm nhiều điều tốt lành. Gieo nhân nào thì sẽ nhận quả đó, trong đời sống hiện tại chúng ta đang thọ nhận cái Quả vui buồn, hạnh phúc hay khổ đau là do chúng ta gieo Nhân làm khổ người hay mang hạnh phúc đến cho người từ đời trước. Và cái Quả trong hiện tại đời này, nếu không tu tập sửa chữa thì nó chính là cái Nhân để trổ Quả cho chúng ta nhận trong tương lai. Con người cứ như thế tương tục mãi không ngừng hết đời này qua đời khác theo nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người, vòng luân hồi mười hai mắt xích.

 Từ điểm này chúng ta biết rằng con người sinh ra từ Nhân Quả và không phải chỉ sống một đời trong hiện tại này, mà đã trải qua nhiều đời trong quá khứ và trong tương lai còn tiếp nối nhiều cuộc sống khác. Như vậy chết là bỏ thân hiện tại trong đời này để có thân mới trong đời sống kế tiếp. Nói cách khác sống là thay thân cũ của đời trước để có thân mới trong đời này. Với con mắt của bậc trí tuệ thì con người của đời này và con người của đời sau không phải là một mà cũng không phải là hai. Theo nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người thì khi con người chết thì ngũ uẩn tan rã, thân tứ đại đất, nước, gió, lửa trở về với tứ đại, còn nghiệp thức thì tiếp tục bám theo tử thức. Nó chính là nghiệp lực thúc đẩy, dẫn dắt tử thức đi tái sanh.

II. Thập nhị nhân duyên và vòng luân hồi của đời người

Trước khi đi vào tìm hiểu thuyết Thập nhị nhân duyên, tức là 12 nhân duyên, nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người thì chúng ta hãy cùng lamnguoi.net tìm hiểu về nhân duyên. Thế nào là Nhân Duyên? Nhân là nguyên nhân, là cái Nhân chính trực tiếp sanh ra vật khác.

Thí dụ như hạt mè là Nhân trực tiếp sanh ra cây mè, hạt đậu là Nhân trực tiếp sanh ra cây đậu. Duyên là sự trợ duyên, chỉ cho những vật có tính cách trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp cho Nhân thành hình. Thí dụ như đất, nước, phân bón, ánh sáng mặt trời và sự chăm sóc của người làm vườn. Những thứ này đã trợ duyên, giúp đỡ cho các hạt nêu trên nẩy mầm thành cây. Vậy "Thập Nhị Nhân Duyên" là mười hai Nhân cũng là Duyên, mà Nhân này có mặt sẽ sanh ra Nhân kia. Mười hai Nhân Duyên đó là: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lão Tử. Nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người liên kết thành một vòng tròn luân hồi sinh tử của con người.

nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người

Và sau đây là ý nghĩa đại cương của 12 nhân duyên như sau:

   1) Vô minh: Là không hiểu biết như thật về hiện tượng thế gian. Đức Phật dạy tất cả các pháp có mặt trên thế gian này bao hàm cả con người do nhiều điều kiện mà thành, tức không thực chất tính cho nên nó vô ngã. Các pháp chỉ có mặt khi nhân duyên đầy đủ và nó sẽ hư hoại biến thành cái khác khi không đủ nhân duyên. Đó là tánh Huyễn của vạn pháp. Người vô minh không hiểu biết như thật về hiện tượng thế gian, nên chấp chặt mọi thứ trên đời là có thật, là thường hằng nên khi những thứ đó mất đi, thì phiền não, khổ đau.

   2) Hành: Bởi vô minh nên con người thường có những ý nghĩ, lời nói và hành động tạo nghiệp. Có khi là nghiệp lành nhưng phần nhiều là nghiệp ác.

   3) Thức: Là thần thức hay tử thức, đó là những lậu hoặc, tập khí do thân khẩu ý tác tạo, gọi chung là nghiệp. Các nghiệp này huân tập tạo thành nghiệp lực. Khi chết nghiệp lực dẫn dắt thần thức đi thọ lãnh quả báo khổ hay vui ở đời sau.

   4) Danh sắc: Con người có hai phần tinh thần và vật chất. Tinh thần thì trừu tượng không có hình tướng gồm các khái niệm: thọ, tưởng, hành, thức gọi chung là Tâm, thuật ngữ nhà Phật gọi là Danh. Phần thân là thể chất có hình tướng màu sắc có thể sờ mó được gọi là Sắc.

   5) Lục nhập: Là sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu cảnh hay sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thì lục thức được phát sinh. Đó là nhãn thức, nhỉ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Lục thức này tác động vào tâm khiến cho tâm lúc nào cũng giao động nên gọi là lục nhập.

   6) Xúc: Là sự tiếp xúc của lục căn với lục trần. Thí dụ mắt thấy cảnh, tai nghe tiếng động, thân cảm thấy mát mẻ, lưỡi nếm vị ngọt đắng, mũi ngửi hương thơm, ý thích hay không thích một đối tượng nào đó.

   7) Thọ: Cảm giác hay cảm nhận của thân hay tâm. Tâm cảm nhận vui buồn khi lục căn tiếp xúc lục trần. Thân cảm giác đau nóng khi tiếp xúc với lửa hay nước sôi.

   8) Ái: Là ưa thích. Khi lãnh thọ cảnh vui thì yêu thích ... đó là sanh tâm tham. Gặp cảnh không vừa ý, tâm khổ não, không ưa, ghét bỏ... thì sanh tâm sân hận. Tham ái, khát ái, là nguyên nhân thúc đẩy con người tạo nghiệp.

   9) Thủ: Là bám lấy, giữ lấy. Gặp cảnh tốt, thì tham cầu giữ lấy. Gặp người mình ưa thích thì muốn chiếm hữu. Thủ cũng chính là nguồn gốc của tham.

  10) Hữu: Là mong muốn hiện hữu ở đời này để hưởng thụ hay hiện hữu ở một cõi nào đó trong tương lai. Sự mong muốn này chính là Nhân đưa đến Quả là luân hồi sanh tử. Hữu cũng có nghĩa là Có. Muốn có mặt ở đời này và muốn sẽ có mặt ở đời lai sanh.

  11) Sanh: Là sanh ra đời để thọ quả báo trả nghiệp do Ái, Thủ, Hữu là nhân đời trước gây ra.

  12) Lão tử: Già rồi chết.

nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người

          Nhìn chung nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người này liên kết thành một vòng tròn luân hồi sinh tử của con người. Mắt xích Vô Minh là nguy hiểm nhất. Vì Vô Minh làm cho tâm trí chúng ta mê muội, không còn sáng suốt phân biệt đâu là thật đâu là giả. Vì Vô Minh nên hiểu biết sai lầm về con người và vạn vật trong vũ trụ, do đó sinh chấp ngã. Có ngã là có Ái, Ái thì ích kỷ, tham lam muốn chiếm hữu những gì mình yêu thích, không được thì tâm sân si khởi lên... làm khổ mình khổ người, tạo nghiệp. Bất cứ nghiệp nào dù tốt hay xấu, một khi đã tạo ra, thì nó được gìn giữ mãi trong tàng thức từ đời này sang đời khác, không bao giờ bị mất và cứ như vậy nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người nối tiếp nhau.

          Trên đây lamnguoi.net vừa chia sẻ với bạn đọc thuyết "Thập Nhị Nhân Duyên" mô tả sự sống của con người qua ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai. Con người bị dính chặt trong bánh xe nhân quả luân hồi theo thập nhị nhân duyên, vòng luân hồi của đời người không thoát ra được chỉ vì Vô Minh. Vô Minh sinh ra Hành, Hành sinh ra Thức, Thức sinh ra Danh Sắc, Danh Sắc sinh Lục Nhập, Lục Nhập sinh Xúc, Xúc sinh Thọ, Thọ sinh Ái, Ái sinh Thủ, Thủ sinh Hữu, Hữu sinh Sanh (đời kế tiếp), Sanh sinh Già Chết. Cứ thế mà cuộc sống tiếp diễn: Sống rồi chết, chết rồi sống ..., không biết chỗ nào là khởi đầu và cũng không biết chỗ nào là kết thúc.

Hector Tran, Nghiên cứu từ phật giáo và biên tập lamnguoi.net

 

Chủ quản: Công ty truyền thông Phát Đạt

Lamnguoi.net với sứ mệnh giúp các bạn trẻ, học sinh, sinh viên hiểu biết cách thức để trở thành một người tốt, thành đạt và có ích cho xã hội. Tất cả bài viết trên trang được chúng tôi chọn lọc trên 200 đầu sách dạy làm người từ cổ chí kim và sự trải nghiệm của chúng tôi trong cuộc sống. Hãy ghi rõ nguồn khi coppy nội dung từ website này. Email liên lạc: info@phatdat.net

Top