Danh mục

Lamnguoi.net - Hẹn bạn trên đỉnh thành công

Cách đối nhân xử thế của người xưa

Người xưa luôn quan niệm rất khác với thời nay, Cách đối nhân xử thế luôn rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày thời đó. Cách đối nhân xử thế luôn đặt lên hàng đầu của một người thành đạt và xem đây là việc hiển nhiên. Hãy cùng lamnguoi.net điểm qua cách đối nhân xử thế của người xưa nhé

1. Văn hóa về Đối nhân xử thế người xưa

Ngày xưa trong chế độ phong kiến và nho giáo, việc người này đối xử với người kia, giao tiếp và đàm đạo với  người kia luôn dùng các ngôn từ rất mỹ miều để giao tiếp với nhau và xem đó như là một văn hóa ứng xử của người xưa. Văn hóa Đối nhân xử thế luôn xem trọng trong gia đình và xã hội kể cả trong trường học dạy cho các sỹ tử đều xem trọng. Các cuộc thi để chọn ra Trạng Nguyên làm quan đều đặt tiêu chí Đối nhân xử thế lên hàng đầu và luận về văn chương. Trong gia đình việc cư xử với nhau giữa Ông bà con cháu, cha con đều phải đúng chuẩn mực và luôn đặt nặng về tính nhân văn cư xử khôn khéo. Ngoài xã hội thì Đối nhân xử thế lại cáng quan trọng hơn giữa người với người. Người biết Đối nhân xử thế sẽ được xã hội rất coi trọng và xem đây là  một tấm gương để mọi người học hỏi và noi theo.

Cách đối nhân xử thế của người xưa

2. Cách đối nhân xử thế của người xưa

Người xưa rất trọng lễ nghĩa và lễ nghi, chào hỏi, cung phụng...vv. Cách đối nhân xử thế của người xưa rất chú trọng từ cách ăn mặc đi đứng, quan hệ gia đình, cho đến những giá trị của xã hội. Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín ấy không phải là những điều người xưa mong mỏi hão huyền, mà thật sự là những phẩm đức mà từng con người đều cố gắng gìn giữ và đạt tới. bây giờ chúng ta hãy xem xét chi tiết về Cách đối nhân xử thế nhé.

Dùng “nhân” để đối đãi cư xử đúng mực với người khác

Ngày xưa việc người này đối nhân và đàm đạo với người khác hiểu biết sâu sắc về xử thế là rất rất quan trong. Xã hội là một cộng đồng những con người chung sống cùng nhau, giữa họ có rất nhiều mối quan hệ. Nếu mỗi người chỉ biết xuất phát từ lợi ích của mình để đối xử với người khác, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà không thấy được quyền lợi của người khác thì xã hội sẽ xảy ra biết bao thảm kịch.

Dùng “Lễ” để thể hiện sự tôn kính và thành khẩn

Cách đối nhân xử thế của người xưa

Lễ tiết được xem là trật tự của tự nhiên, của Trời Đất và cũng là quy tắc giữa người với người trong cuộc sống. Thời cổ đại, người ta dùng “lễ” để “hạ mình, tôn người”, để biểu đạt lòng chân thành và cung kính của mình đối với người khác. Khổng Tử dạy: “Bất học lễ, vô dĩ lập”, ý nói không học lễ thì sao có thể đứng vững (tồn tại, vững vàng) được? Điều này chứng tỏ người xưa vô cùng coi trọng việc học lễ và hành lễ.  Đối nhân xử thế của người xưa “Lễ” của một người thể hiện ngay từ lời nói, cách chào hỏi.

Ngôn từ là phương tiện giao tiếp chủ yếu nhất của con người trong đời sống hàng ngày. Lời nói ra không chỉ thể hiện trí tuệ, sự hiểu biết mà còn thể hiện phẩm chất đạo đức của một người là cao hay thấp. Đây là điều quan trọng bật nhất về Cách đối nhân xử thế của người xưa.

 Người xưa rất trọng nghĩa khí và luôn khinh thường lợi

Ngày nay, mỗi dịp gặp mặt, mỗi dịp tết đến, người ta thường chúc nhau phát tài để thể hiện tấm lòng đối với nhau. Người hiện đại coi trọng tiền tài, của cải như vậy thực sự là khác biệt rất lớn so với quan niệm của người xưa. Đối nhân xử thế người xưa luôn đặt nghĩa khí lên hàng đầu.

Cách đối nhân xử thế của người xưa

Đối nhân xử thế của người xưa vì sao phải tu dưỡng “trí”

Theo phân tích từ chữ Hán cổ thì “Trí” là chữ Hội ý được cấu tạo từ hai chữ là “Tri” chỉ sự hiểu biết và “Nhật” chỉ mặt Trời, sự sáng suốt, tỏ tường. Như vậy, chữ Trí có thể hiểu nghĩa là tinh thông tất cả, không gì là không biết. Chữ “Tri” bao gồm chữ “Thỉ” đứng ghép với chữ “Khẩu”. Trong đó “Thỉ” là chữ tượng hình, có hình giống như mũi tên gắn lông vũ, có nghĩa là mũi tên. Nghĩa rộng ra của chữ “Thỉ” chính là chỉ sự chính trực, ngay thẳng, nghiêm chỉnh. Kết hợp với chữ “Khẩu” thì nghĩa của nó là chỉ lời thệ nguyện một khi đã phát ra là không có hối hận, hối tiếc. Cũng chính là mang ý chỉ người mà có “trí” thì lời nói ra sẽ không còn có hối tiếc. Trí cũng là một phần không thể tách rời trong cách Đối nhân xử thế của người xưa.

Đối nhân xử thế của người xưa trọng chữ  “tín”

Người xưa rất xem trọng chứ “Tín”. Vậy chữ “Tín” được hiểu như thế nào? “Tín” không chỉ là thước đo của tu dưỡng mà còn là tiêu chuẩn của chính nhân quân tử, là nguyên tắc xử thế cần phải có của người cổ đại. Người có thể thủ tín thì mới được người khác kính trọng. Khổng Tử đem “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” làm ngũ thường (năm đạo thường của con người lúc nào cũng phải có, không thể thiếu được). Trong đó, giữa người với người nhất định phải có “thành tín”. Đây cũng là một trong những đạo đức tốt đẹp của con người. Đây là điều quan trọng xếp thứ 2 về Cách đối nhân xử thế của người xưa.

Trên đây lamnguoi.net vừa chia sẻ với các bạn về Cách đối nhân xử thế của người xưa, rất mong với thông tin này sẽ giúp các bạn có nhiều hiểu biết hơn về văn hóa ứng xử của  người xưa.

Hector Tran, Ban biên tập lamnguoi.net

Chủ quản: Công ty truyền thông Phát Đạt

Lamnguoi.net với sứ mệnh giúp các bạn trẻ, học sinh, sinh viên hiểu biết cách thức để trở thành một người tốt, thành đạt và có ích cho xã hội. Tất cả bài viết trên trang được chúng tôi chọn lọc trên 200 đầu sách dạy làm người từ cổ chí kim và sự trải nghiệm của chúng tôi trong cuộc sống. Hãy ghi rõ nguồn khi coppy nội dung từ website này. Email liên lạc: info@phatdat.net

Top