Danh mục

Lamnguoi.net - Hẹn bạn trên đỉnh thành công

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, câu nói này có đúng không?

Người xưa có câu: “Bôn ba không qua thời vận”, dù cho chúng ta có làm hết sức nhưng thời chưa đến thì làm hoài cũng không thành công. Vậy Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, câu nói này có đúng không? Cho dù cho là thông minh tài giỏi đến đâu thì cũng không thể thắng được thiên ý. Mọi sự cố gắng tuy không phải đều là vô ích, nhưng ‘cố gắng’ đó cũng chỉ là ‘thuận theo tự nhiên’, tất cả đều do trời định.

Trong cuộc sống làm kinh doanh, mặc dù chúng ta làm việc rất cần cù, rất chăm chỉ nhưng làm hoài cũng không khá lên được, nhưng đùng một cái chúng ta gặp được cơ hội tốt thì chúng ta lại được rất nhiều, mặc dù chúng ta không làm nhiều như xưa, vậy Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, câu nói này có đúng không? Hôm nay lamnguoi.net xin chia sẻ cùng bạn đọc và lý giải câu nói trên.

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, câu nói này có đúng không

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, câu nói này có đúng không

Vạn sự đều theo ý trời đã sắp đặt

Sau quá trình hoàn thành mục tiêu và tâm nguyện đã đề ra, chúng ta ngồi nhìn lại sự thành công của ta do đâu mà có. Có đôi lúc chúng ta không ý giải được sự may mắn đến rất bất ngờ, dù cho là thông minh tài giỏi đến đâu thì cũng không thể thắng được thiên ý. Mọi sự cố gắng tuy không phải đều là vô ích, nhưng ‘cố gắng’ đó cũng chỉ là ‘thuận theo tự nhiên’. Bất kể việc gì cũng đều do thiên ý, một sự việc thành công cũng không phải là do con người đã bỏ ra bao nhiêu cố gắng. Con người có trăm ngàn tính toán khác nhau, trời cao chỉ có một phép toán, nhưng phép toán này sẽ quyết định kết quả cuối cùng.Trong cuộc sống có rất nhiều sự tình, dù cho có trải qua trăm nghìn cay đắng, kết quả luôn là “Cố tình trồng hoa hoa chẳng nở, vô tâm trồng liễu liễu lại xanh”, dù cho con người có mưu tính như thế nào đi chăng nữa thì kết quả cũng là do ông trời sắp đặt.

Bởi vậy có thể thấy được, một người vì mục tiêu của mình mà cố gắng thì cũng chỉ đạt tới trình độ có hạn mà thôi, mà cái ‘thiên’ trong thiên thời, địa lợi, nhân hòa mới là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến con người, đó mới là điểm mấu chốt để quyết định một việc thành hay bại.Thế mới thấy được Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên.

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên theo nhà Phật

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, câu nói này có đúng không

Chúng ta hãy tìm hiểu xem liệu câu nói : Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên liệu nó có đúng là như vậy không? Hay là tất cả sự thành bại đều do chúng ta. Chúng ta hãy xem nhà Phật giải thích vấn đề này như thế nào. Theo Đức Phật cho rằng: Không có bậc thượng đế hay bất kỳ ai can thiệp đến hạnh phúc khổ đau, sinh mạng của chúng ta, mọi thứ đều do chính chúng ta, do nghiệp và nhân quả quyết định tất cả. Theo quan điểm của Phật học, Trời cũng là một chúng sanh nhiều phước đức hơn loài người, chứ không phải là một bậc sáng tạo nắm trong tay quyền sinh sát.

Cho nên, chúng ta quyết định trực tiếp đến số phận của mình qua những ý nghĩa, những việc làm rồi tương ứng theo quy luật nhân quả để thọ hưởng những gì tương ứng.  Cũng như khi gieo hạt ớt chắc chắn sẽ lên cây ớt, không bao giờ lên được cây cam, cho dù chúng ta có van xin, cầu cúng, nhân và quả không thể nào khác biệt được. Vì thế, khi xã hội phát triển, những người thuộc tầng lớp tri thức có câu rằng: Tận nhân lực mới tri thiên mạng. Nghĩa là hãy cố gắng hết mình rồi hãy nghĩ đến vận mạng. Họ không chấp nhận được mọi thứ được ai đó an bài, áp đặt để rồi tự trói buộc đi khả năng của mình, biết sống an phận và không vươn lên để phát triển.

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, câu nói này có đúng không?

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, câu nói này có đúng không

Như vậy theo quan đểm giáo lý của Đức Phật thì mọi việc thành hay bại đều có nguyên do của nó, và nói một cách rõ nghĩa hơn là tất cả thành bại đều do con người của ta quyết định và tạo ra. Hiểu được vấn đề này, chúng ta không thể sống thụ động, phó thác cuộc đời cho số phận an bài được. Câu chuyện cho chúng ta thấy một điều rằng: Sự giàu nghèo, thành bại, hạnh phúc hay đau khổ được quyết định bởi khả năng của chúng ta. Cho nên, sự có mặt của Phật giáo góp phần bù lấp lại những lỗ hổng đó, để con người nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn.

Thường trước sự việc nào đó, chúng ta hay cho rằng hên xui bởi không giải thích được vì sao như vậy. Đó chính là sự hiện hữu quy luật nhân quả được định đạt bởi phước đức mà chúng ta đã tạo như thế nào ở hiện tại lẫn trong quá khứ. Đức Phật luôn dạy rằng: Chúng sanh đều có khả năng chuyển nghiệp. Mọi thứ sẽ thay đổi do hành động của chúng ta, khi phước báu càng lớn lên thì nó sẽ khiến cuộc đời tốt hơn và ngược lại. Hành động lương thiện là trải đường phước đức dài lâu. Chúng ta làm và quyết định tất cả. Số phận chúng ta luôn đổi thay theo ngày tháng, theo thời gian chứ không mãi là khởi đầu như thế rồi kết thúc như vậy theo một nhận định của ai đó hoặc tử vi nào cả. Cho nên, đừng đặt mọi thứ theo quan điểm hên xui. Dựa vào Phật học chúng ta không được buông xuôi bản thân mình.

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, câu nói này có đúng không

Lamnguoi.net đã phân tích rất kỹ ở trên nên qua đó chúng ta mới thấy được Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên chưa hẳn là đã đúng, mà mọi thứ đều xuất phát từ chúng ta mà ra, nếu ta muốn thành công và có sự thay đổi lớn thì chính con người chúng ta phải thay đổi trước, phải hành động trước rồi sau đó ông trời mới giúp chúng ta mới thành đại sự.

Trên đây lamnguoi.net vừa chia sẻ về Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, có đủ hiểu biết nguyên do của nó để giúp bạn hướng đến thành công và đạt được nhiều kết quả tốt. Chúc bạn thành công!

Hector Tran, Biên tập,  lamnguoi.net

 

Chủ quản: Công ty truyền thông Phát Đạt

Lamnguoi.net với sứ mệnh giúp các bạn trẻ, học sinh, sinh viên hiểu biết cách thức để trở thành một người tốt, thành đạt và có ích cho xã hội. Tất cả bài viết trên trang được chúng tôi chọn lọc trên 200 đầu sách dạy làm người từ cổ chí kim và sự trải nghiệm của chúng tôi trong cuộc sống. Hãy ghi rõ nguồn khi coppy nội dung từ website này. Email liên lạc: info@phatdat.net

Top