Danh mục

Lamnguoi.net - Hẹn bạn trên đỉnh thành công

Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng

Nhân cách sống của một con người không nằm ở người đó có giá trị tài sản và danh vị, nó chỉ được thể hiện ở người đó khi Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng. Phải biết mình ở mức độ nào của xã hội và thành tích mình đạt được, mục tiêu đạt được để biết dừng lại đúng lúc.

Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng. Đức Phật có câu “Nếu dục vọng không có điểm dừng, thì con người vĩnh viễn không bao giờ thấy đủ, không bao giờ thấy thỏa mãn và không bao giờ có được niềm vui”, quả thật vậy, lòng tham con người là vô đáy, sống hôm nay nhưng quá nhiều mong muốn, quá nhiều mưu cầu, từ giá trị vật chất đến tinh thần.

Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng

Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng, ảnh minh họa

Có nhiều người bất chấp, đánh đổi nhiều thứ để đạt cho được thứ mình trông đợi, có người lười nhác thì há miệng chờ sung, có người thì mưu mô gian xảo để cố tình chiếm hữu, nhưng cũng có rất nhiều người ý thức được mình là ai, mình đang ở đâu và biết cách phấn đấu từng ngày, không bao giờ nhục chí hay nản lòng. Một lối sống có tri thức không hẵn bạn học qua trường lớp ưu tú, một lối sống có tri thức là bạn có nhân cách sống có đạo đức, sống chính mình và chân thành, tử tế. Bài viết lamnguoi.net gửi gắm độc giả hôm nay, Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng. Mời các bạn cùng đọc.

Một đời người cần trải qua nhiều điều để chạm đến ngưỡng trưởng thành và thành công nhất định, cứ không phải hoàn thành xong 12 năm học, 4 năm đại học, đạt kĩ sư, tiến sĩ... là xong, là thành danh, thành người. Bạn nên thấy rằng, có rất nhiều người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực, họ vừa thành đạt vừa có nhân cách sống tốt, được nhiều người tôn trọng và nể phục đều không xuất phát từ việc họ học được đến đâu và xuất thân từ đâu. Cốt lõi nhân cách Sống ở đời phải biết mình là ai là sự rèn dũa của bản thân, đủ dũng khí để đối đầu với nghịch cảnh, thăng trầm, chấp nhận thất bại, kiên trì để đứng lên. Cho nên, nhân cách sống của một con người không nằm ở người đó có giá trị tài sản và danh vị, nó chỉ được thể hiện ở người đó khi sống bằng thực lực chính mình, Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng.

1. Giải thích về ý nghĩa Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng

Một ngôi chùa trên núi có nuôi một chú lừa, mỗi ngày lừa đều ở trong phòng xay thóc lúa vất vả cực nhọc. Thời gian lâu dần, lừa bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị với cái cối xay. Mỗi ngày nó đều suy nghĩ: “Nếu như có thể ra ngoài xem xem thế giới bên ngoài, không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”. Không lâu sau, cơ hội cuối cùng đã đến, vị tăng nhân trong chùa muốn dẫn lừa xuống núi để chở hàng, trong lòng lừa hứng khởi mãi không thôi. Đến dưới chân núi, vị tăng nhân đem món hàng đặt lên lưng nó, sau đó trở về ngôi chùa. Thật không ngờ, khi những người đi đường trông thấy lừa, ai nấy cũng đều quỳ ở hai bên đường cung kính bái lạy. Lúc đầu, lừa không hiểu gì cả, không biết tại sao mọi người lại muốn dập đầu bái lạy nó, liền hoảng sợ tránh né. Tuy nhiên, suốt dọc đường đều như vậy cả, lừa bất giác tự đắc hẳn lên, lòng thầm nghĩ thì ra mọi người sùng bái ta đến thế. Mỗi khi nhìn thấy có người qua đường thì con lừa lập tức sẽ nghênh ngang kiêu ngạo đứng ngay giữa đường phố, yên dạ yên lòng nhận sự bái lạy của mọi người. Về đến chùa, lừa cho rằng bản thân mình thân phận cao quý, dứt khoát không chịu kéo cối xay nữa.

Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng

Vị tăng nhân hết cách, đành phải thả nó xuống núi. Lừa vừa mới xuống núi, xa xa đã nhìn thấy một nhóm người đang đánh trống khua chiêng đi về phía mình, lòng nghĩ, nhất định mọi người đến để nghênh đón mình đây mà, thế là nghênh ngang đứng ngay giữa đường lộ. Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng. Thực ra, đó là đoàn người rước dâu, đang đi lại bị một con lừa chắn ngang đường, người nào người nấy đều rất tức giận, gậy gộc tới tấp. Lừa vội vàng hoảng hốt chạy về chùa, khi về đến nơi thì cũng chỉ còn lại chút hơi tàn. Trước khi chết, nó căm phẫn nói với vị tăng nhân rằng: “Thì ra lòng người hiểm ác đến thế, lần đầu khi xuống núi, mọi người đều cúp rạp xuống lễ bái lạy ta, nhưng hôm nay họ lại ra tay tàn độc với ta”, nói xong liền tắt thở. Vị tăng nhân thở dài một tiếng: “Thật đúng là một con lừa ngu ngốc! Hôm đó, thứ mà mọi người bái lạy chính là bức tượng Phật được ngươi cõng trên lưng mà thôi”.

Từ câu chuyện ngụ ngôn này, bạn hãy ngẫm lại rằng, sống ở đời, càng ảo tưởng sức mạnh bản thân, càng đề cao cái tôi, bạn càng thể hiện mà không có chút khiêm nhường thì người đời nhìn bạn bằng sự ảo danh mà thôi, đó là một trong những ý nghĩa lớn nhất của việc Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng.

Người ta vẫn hay bảo, khi hoạn nạn mới thấy tấm chân tình, khi bạn đạt được chút danh vọng, có chút tài sản hơn người, bạn bè dù xa lạ đến mấy cũng hóa thân, khi bạn vấp ngã, thất bại thậm chí không may đến mức tán gia bại sản, từ thân lại hóa xa như tận chân trời, họ coi thường và khinh rẻ. Việc Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng là khi bạn biết cách khiêm tốn, khiêm nhường, luôn học hỏi trong công việc, lối sống, nó thể hiện rõ nét nhất về nhân cách sống có trí tuệ. Trường lớp, thầy cô, cha mẹ dạy bạn sống có đạo đức, nhưng thể hiện được, tiếp thu được và làm được ở trường đời, gia đình và xã hội là ở bản thân bạn. Số lượng của cải, bạn bè bạn có được không nói lên bạn là ai, bạn sống được là chính mình, chân thành, không dựa dẫm ai để vụ lợi mới khẳng định giá trị con người bạn. Nếu bạn có nhan sắc, nếu bạn có danh vọng địa vị, chẳng qua thứ người ta đang tôn kính là vẻ bề ngoài, lớp áo hào nhoáng bạn đang khoác lên vào thời điểm đó, chớ ảo tưởng rằng ai cũng mến mộ bạn thật lòng. Cuộc đời vạn vật vốn dĩ vô thường, mọi thứ đều có thể bị bào mòn bởi nhiều yếu tố, cái vỏ bọc bề ngoài con người bạn chắc hẵn cũng sẽ bào mòn ít nhiều. Sống ở đời biết mình, biết điều, biết điểm dừng đều xuất phát từ nội tâm, càng chạy đua với những tham dục vọng bóng bẩy, lộng lẫy bạn càng trở nên tầm thường, giá trị bản thân cũng từ đấy mà mất đi. Vì vậy, trong cuộc sống này, thứ quan trọng nhất bạn phải nhận thức được là bạn cần sống chính mình, biết bản thân mình là ai và ở đâu, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, đừng bao giờ tự cao về bản thân để hậu vận về sau không có một kết cục đẹp. Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng vừa là nhân cách sống có giá trị đạo đức vừa là một lối sống khôn ngoan.

2. Biểu hiện về Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng

Chấp nhận và không miễn cưỡng bản thân

Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng, bạn biết chấp nhận và không miễn cưỡng bản thân. Bạn sẽ thay đổi rất nhiều theo thời gian hoặc hoàn cảnh sống, nhưng hãy luôn thay đổi tích cực, bạn hiểu được việc sống cho chính mình, chấp nhận tất cả những gì thuộc về con người bạn và không miễn cưỡng vì ai đó, bạn đã là một người phi thường. Cuộc sống dù có hiện đại đến đâu cũng đừng biến chất bản chất bản thân, cũng không nên chọn cách sống theo nhiều lời phán xét, đàm tiếu từ người khác về bản thân. Bạn không bao giờ chinh phục được tất thảy lòng người, nhưng bạn biết mình là ai, biết đâu là điểm dừng bạn sẽ chinh phục được con đường bạn chọn và những người tin yêu bạn. Trước khi yêu người khác, hãy học yêu bản thân. Đừng miễn cưỡng bản thân, làm người điều quan trọng nhất chính là vui vẻ. Sống một đời người mà khiến bản thân không vui, vậy thì làm gì còn hy vọng? Thực ra, không miễn cưỡng người khác cũng là một cách để không ép buộc bản thân mình, như Khổng Tử từng nói: "Việc mình không muốn thì không làm với người khác". Trên đời, không ai có thể sống mà không gặp phải chuyện không vừa ý, cũng không có chuyện ai cũng có thể đáp ứng yêu cầu của bạn. Gặp người mình không thích, không cần phải thay đổi họ. Gặp người nhìn không vừa mắt cũng không cần so đo tính toán với họ làm gì.

Không sống trong hoài nghi

Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng

Nếu sống một cuộc đời mãi hoài nghi với chính mình, xã hội vẫn vậy, chỉ có bạn chết mòn trong đó thôi. Bạn hoàn toàn có thể cho phép bản thân chán nản, bế tắc hoặc thất bại, bạn hoàn toàn có thể biến chuyển mọi thứ, lòng kiên trì, nhẫn nại và thời gian, quý nhân, cơ hội ắt hẵn sẽ luôn xuất hiện bên bạn. Cuộc sống không công bằng là thật, nhưng bạn hoài nghi, không lòng tin, bạn sẽ vĩnh viễn không tìm ra được lối thoát, không có tương lai như bạn kì vọng. Hãy thư giãn một chút, ngừng suy nghĩ và tự tin lên. Điều này sẽ giúp bạn tiến về phía trước mà không hoài nghi đến việc mình có thành công hay không.

Không sống tạm bợ

Vì xảy ra một vài hoàn cảnh sống nào đó, khiến bạn phải xử lí tạm thời một thời gian để cứu vãn tình thế, đó là một điều tốt bạn nên làm. Nhưng nếu để chọn cuộc đời tạm bợ về mọi mặt, bạn hoàn toàn sống vô nghĩa. Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng là một nhân cách sống, lối sống không tạm bợ, không dựa dẫm ỷ lại vào bất cứ sự ban bố nào từ trên trời rơi xuống. Có người nói sống trên đời cần có trách nhiệm, có thái độ sống tích cực. Một khi bạn sống qua loa đại khái, cuộc sống cũng sẽ trở nên mù mịt không xác định. Những người sống cuộc sống tạm bợ, muốn ra sao thì ra thường không có một mục tiêu hay kế hoạch cụ thể nào. Những người như thế không cảm thụ được niềm vui của cuộc sống và với họ, nhân sinh là một nhiệm vụ chứ không phải là một sự tận hưởng đáng có.

Biết mình,

Có phải chăng, biết mình sẽ càng đau

Như lội ngược giữa dòng đời ta sống

Nhưng biết mình, cuộc đời cũng trải rộng

Biết giới hạn, tức là đã vượt qua.

(Sưu tầm)

Bài viết từ lamnguoi.net đã chia sẻ, Sống ở đời phải biết mình là ai, phải biết đâu là điểm dừng, hi vọng hữu ích cho cuộc sống của các bạn. Một nhân cách sống đạo đức cần được tôi luyện mỗi ngày và thành công sẽ đến với các bạn.

Hằng Huỳnh, Biên tập, lamnguoi.net

Chủ quản: Công ty truyền thông Phát Đạt

Lamnguoi.net với sứ mệnh giúp các bạn trẻ, học sinh, sinh viên hiểu biết cách thức để trở thành một người tốt, thành đạt và có ích cho xã hội. Tất cả bài viết trên trang được chúng tôi chọn lọc trên 200 đầu sách dạy làm người từ cổ chí kim và sự trải nghiệm của chúng tôi trong cuộc sống. Hãy ghi rõ nguồn khi coppy nội dung từ website này. Email liên lạc: info@phatdat.net

Top