Trong đời sống hàng ngày, bạn làm ăn buôn bán, đầu tư hay làm kinh doanh thì ai cũng muốn có thật nhiều lời nhuận, tuy nhiên hám danh lợi và dùng mọi thủ đoạn, mánh khỏe để mưu cầu về đồng tiền thì thật là đáng trách. Đây là một lòng tham trong việc kiếm đồng tiền dơ bẩn rất đáng trách. Người kinh doanh có đạo đức là người thu lợi nhuận một cách chính đáng, sản phẩm họ làm ra có giá trị tương xứng với số tiền mà người tiêu dung cung cấp, tốt cho xã hội. Hôm nay lamnguoi.net xin chia sẻ đến bạn đọc bài viết Đức phật dạy về làm giàu bền vững và cách giữ gìn tài sản của mình được lâu dài, với mong muốn sẽ giúp bạn có cách nhìn và cách hiểu sâu sắc thiết thực trong kinh doanh làm giàu theo đức phật và biết giữ gìn tài sản của bạn.
Đức phật dạy về làm giàu bền vững và cách giữ gìn tài sản của mình được lâu dài
Trong kinh doanh, thu được lợi nhuận, Đức Phật dạy chúng ta phải biết sử dụng lợi nhuận có ý nghĩa,
Nhằm giúp con người chúng ta giữ được phước báo và tài sản ta kiếm được lâu dài bền vững. Phật dạy hãy chia thành 4 phần:
- Một phần để sử dụng hàng ngày, sinh hoạt, kinh doanh.
- Một phần để dự trữ phòng khi bất trắc.
- Một phần để giúp đỡ bà con quyến thuộc, người nhà.
- Mot phần để làm từ thiện, công đức.
Như vậy có tới 2 phần là để làm từ thiện, để cho đi để giúp chúng ta tạo phước cho xã hội. Việc này làm lợi ích cho nhiều người và tạo ra phước báo làm hành trang cho cuộc sống an lạc, bền vững trong một đời cho đến nhiều đời sau. Thế mới là những người kinh doanh chân chính.
Người làm kinh doanh thành công và thất bại: Lý giải của đức Phật
Đức phật dạy về làm giàu bền vững và cách giữ gìn tài sản của mình được lâu dài
Để làm ví dụ, chúng ta thử đọc một bản kinh nhé. Đại loại như sau. Vào thời đó, đức Phật ở Kosambi, vườn Ghosita. Khi đó học trò Sariputta đến đảnh lễ và hỏi xem do nhân gì, duyên gì mà có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn; có người khác buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn. Đức Phật trả lời rằng có hạng người đến với vị sư xuất gia rồi hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi chết đi rồi tái sinh, dù có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn. Còn nếu có người gặp quý thầy xuất gia hứa hẹn giúp đỡ và đã giúp như đã hứa. Sau khi qua đời, người ấy tái sinh dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn. Còn nữa, có người đến với quý sư xuất gia hứa hẹn giúp đỡ và người ấy đã cho nhiều hơn đã hứa. Người ấy sau khi qua đời, tái sinh, dù buôn bán gì cũng đạt được thành tựu ngoài ý muốn. Xin nhắc lại là ngoài cả ý muốn, trên cả mong đợi và kế hoạch của mình. Đức phật dạy về làm giàu bền vững và cách giữ gìn tài sản của mình được lâu dài.
Quý vị có thấy không ạ. Đức Phật dạy chúng ta muốn giàu có thì hứa gì phải làm đó. Còn nếu chúng ta, những doanh nhân, những ai đang kiếm tiền, hứa 10 mà làm 11, 12 thì rất giàu có, giàu hơn mức mình muốn. Ai bảo đức Phật không dạy làm giàu? Tôi đọc rất kỹ và ứng dụng rất tốt những lời Phật dạy này trong mấy chục năm qua. Đức Phật dạy chúng ta thực hành tích lũy phước báu. Bố thí, cho, tặng, biếu, cúng dường, giúp đỡ người khác là bí quyết làm giàu. Người giàu có và giàu có bền vững luôn là người không chỉ có tài năng mà luôn là người có tâm, có đức, có phước báu.
Là doanh nhân chúng ta cũng cần suy ngẫm từ lời dạy trên của Đức Phật về cách cúng dường. Cúng dường cần đúng cách, đúng lúc, đúng người. Cách cúng dường còn quan trọng hơn bản thân việc cúng dường. Cúng dường cho một ngàn người thường không bằng cúng dường cho một vị thiện tri thức, một vị đắc đạo. Bố thí cho 100 người thường không bằng một bát cơm cho người sắp chết đói, hay một liều thuốc cấp bách cho một bệnh nhân đang rất cần thuốc. Tôi đã chứng kiến và có rất nhiều trải nghiệm rồi đấy và tôi sẽ viết vào một bài riêng.
Gây dựng tài sản theo lời Phật dạy để cho chính bản thân ta và cho xã hội
Dưới đây là 5 lý do chúng ta phải gây dựng được tài sản cho bản thân ta và giúp cho xã hội
Thứ nhất: Tài sản có được nhờ nỗ lực tinh tấn, thu góp với sức mạnh của bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi, thu được một cách hợp pháp. Tự mình làm an lạc và hoan hỷ. Làm cho cha mẹ, vợ con, người phục vụ, người làm công được an lạc và hoan hỷ.
Thứ 2: Tài sản có được nhờ nỗ lực tinh tấn có được sẽ làm cho bạn bè, thân hữu an lạc và hoan hỷ.
Thứ 3: Tài sản có được nhờ nỗ lực tinh tấn có được thì các tai họa để trở thành trắng tay bị chặn đứng và chúng ta giữ tài sản được an toàn cho chúng ta.
Thứ 4: Tài sản có được nhờ nỗ lực tinh tấn có được sẽ có thể hiến cúng cho bà con, cho khách, cho hương linh đã chết, hiến cúng cho vua và chư Thiên.
Thứ 5: Tài sản có được nhờ nỗ lực tinh tấn có được sẽ tổ chức cúng dường các vị thầy xuất gia, các vị Bà La Môn. Sự cúng dường tối thượng này đưa đến phước báu vô lượng ở cõi người, cõi trời.
Đức phật dạy về làm giàu bền vững và cách giữ gìn tài sản của mình được lâu dài. Từ 5 ý trên, chúng ta thấy kiếm tiền và làm giàu như Đức Phật dạy không chỉ giúp cho mình mà còn giúp cho muôn người. Người được hưởng từ làm giàu phải là chính vị doanh nhân đó và cả xã hội, không chỉ về vật chất mà còn tinh thần nữa. Muốn giúp người nghèo, ta phải có tiền. Muốn đi giảng dạy và chia sẻ, ta phải có kiến thức và trải nghiệm. Muốn mang niềm vui và hạnh phúc cho người khác, trước hết ta phải hạnh phúc đã. Kiếm tiền để giúp người nghèo – quá đúng! Làm giàu theo lời đức Phật dạy, hơn thế nữa, còn mang niềm vui cho biết bao người. Nếu ta có tiền, ta giúp đỡ người nghèo khó, người thiếu thốn thì bao người, từ gia đình của chính ta đến họ hàng, bà con láng giềng và cả xã hội được vui. Giúp người cũng chính là tạo phúc giúp cho chính bản thân mình.
Trên đây lamnguoi.net vừa chia sẻ về Đức phật dạy về làm giàu bền vững và cách giữ gìn tài sản của mình được lâu dài. Qua bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để phát triển bản thân và hiểu được cách làm giàu bền vững theo Đức Phật. Chúc bạn thành công!
Hector Tran, nghiên cứu biên soạn, lamnguoi.net