Danh mục

Lamnguoi.net - Hẹn bạn trên đỉnh thành công

Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người

Đạo đức của con người là một khái niệm trừu tượng, rộng lớn, bao quát rất nhiều giá trị của mỗi người. Trong giới tâm lí học, các học thuật, triết lí về con người, thứ được nói đến nhiều nhất là lương tâm, Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người. Chúng ta có thể nói dối người khác nhưng lương tâm của ta không biết nói dối.

Chúng ta thường nghe câu “Đừng vì tiền mà bán rẻ lương tâm. Đừng vì giàu sang mà khinh kẻ nghèo hèn”. Quả thật vậy, ở đời không ai biết trước được việc gì sẽ đến hay sẽ đi, lẽ đời vốn vô thường, bạn sống biết đặt nhân cách, đạo đức lương tâm lên trên hết, có thể chấp nhận thiệt thòi nhưng phước báu, hương thơm trái ngọt từ luật nhân quả sẽ đến với bạn. Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người, người khác có thể không bao giờ biết bạn đang hành động những gì nhưng trời biết đất biết, nếu không vướng phải việc gì trái với lương tâm, bản tính lương thiện của chính mình thì tâm bạn sẽ luôn được bình yên. Và sống đúng với lương tâm, sống thuận và không dẫm chân lên cái ác, khó dễ đều do mỗi người. Bài viết lamnguoi.net gửi gắm đến độc giả hôm nay, Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người. Mời các bạn cùng đọc.

Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người

Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người, ảnh minh họa

Đạo đức của con người là một khái niệm trừu tượng, rộng lớn, bao quát rất nhiều giá trị của mỗi người. Trong giới tâm lí học, các học thuật, triết lí về con người, thứ được nói đến nhiều nhất là lương tâm, Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người.

1. Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người. Vậy lương tâm là gì?

Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân. Lương tâm theo Khổng Tử là đạo đức. Khổng Tử nói: "Lập đạo của trời nói âm và dương, lập đạo của đất nói nhu và cương, lập đạo của người nói nhân và nghĩa." Tất cả các tính khác của con người đều do nhân và nghĩa mà nên, cũng như vạn vật, vạn việc trên trời dưới đất do âm dương, nhu cương tạo tạo thành vậy, con người bất nhân là ác, bất nghĩa là bạc, chính vì lẽ đó con người muốn được coi là "nhân" thì phải có nhân, nghĩa phải có lương tâm. Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Lương tâm luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động, vì vậy Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người. Lương tâm còn có thể nói là sự ý thức. Nó là loại ý thức đặc trưng, ý thức đạo đức, một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai. Và nó là ý thức có sức mạnh bắt buộc. Chúng ta cảm thấy bị nó thúc ép. Nó ra lệnh cho chúng ta. Nếu chúng ta không vâng phục nó, chúng ta cảm thấy ăn năn hay lo sợ. Bất cứ lúc nào chúng ta giữ lời hứa hoặc hoàn thành một nghĩa vụ đạo đức hay pháp lý là đều có sự can dự của lương tâm.

Theo một vài quan điểm triết học từ một số triết gia giải thích về lương tâm, Triết gia người Anh, Thomas Hobbes ở thế kỷ 17 khẳng định rằng cảm thức của chúng ta về nghĩa vụ đạo đức đơn thuần chỉ là sự hồi đáp trước sức mạnh và quyền lực cao hơn của nhà nước. Một số nhà tư tưởng tôn giáo quan niệm về lương tâm giống nhau, coi đó như sự hồi đáp tự động đối với sức mạnh và quyền uy của Thượng Đế ở bên ngoài chúng ta. Các nhà tư tưởng khác, cả thế tục lẫn tôn giáo, lại nhấn mạnh đến sự phán xét nội tại hay tiếng nói của lý trí coi đó như nhân tố quyết định trong hoạt động của lương tâm. Nhưng chính triết gia người Đức Immanuel Kant ở thế kỷ 18 mới là người diễn đạt sinh động nhất ý tưởng cơ bản về lương tâm này. Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người, lương tâm điều khiển cuộc sống riêng của chúng ta, những gì phải làm cho và với bản thân chúng ta. Lương tâm ngăn cấm chúng ta nói dối với chính chúng ta hoặc không làm phương hại đến bản thân chúng ta, cũng như với người khác. Chúng ta có những nghĩa vụ “bên trong” không khác gì “bên ngoài”.

2. Lương tâm là vô giá, hãy sống thành thật với chính bản thân mình

Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người

Lương tâm là vô giá, bạn có thể mất đi rất nhiều thứ nhưng thứ duy nhất, nhất thiết phải giữ được đó là lương tâm, vì vốn dĩ lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người. Từ những bước chân nhỏ nhất bước vào trường học, ngoài học chữ nghĩa, chúng ta luôn được học nền tảng của đạo đức, phép tắc. Cứ đi qua từng cột mốc thời gian, bất kể thứ gì có thể thay đổi, chỉ có mỗi lương tâm, cách đối nhân xử thế trong cuộc đời mỗi người không nên đổi thay. Lương tâm là thứ điều khiển mọi hành động của bạn, cái tâm đó khiến bạn phải suy nghĩ, thực hiện, tránh điều dữ, điều ác hay bạn chấp nhận hành xử luôn những việc đó và phải trả giá.

Tại sao có những người đang sống thiện lành lại trở nên tù tội, phải chăng lòng tham sân si trổi dậy. Tại sao có những người sống mặt ngoài hiền lành, tử tế, bên trong thâm tâm thì lại độc ác, mưu mô và đầy tư lợi. Tại sao có người lại sẵn sàng lừa dối gia đình, người mình yêu thương, phải chăng nỗi dục vọng, tham lam của họ quá nhiều... Tất cả đều nằm ở lương tâm, lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người. Giải thích ở một góc nhìn khác, người có tâm thì làm việc gì họ cũng suy nghĩ đến người khác, người vô tâm là người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, còn người có dã tâm luôn có những suy nghĩ hoặc hành động làm tổn hại người khác. Nếu có tài mà không có tâm, thì cũng không đem lại lợi ích gì cho xã hội. Chữ tâm không tự nhiên mà có, mà đó là kết quả quá trình rèn luyện, nổ lực và kinh nghiệm sống của bản thân, và kèm theo đó là sự dạy dỗ từ gia đình cũng như ngoài xã hội. 

Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người, bởi lẽ ở đời có thể chạy chữa, bào chữa mọi hành vi ở tòa án, chẳng ai đi chạy chữa và thoát khỏi lương tâm chính mình. Cuộc sống như một khối rubik đa diện, đa sắc mà mỗi con người được sống trong đó. Mỗi người mỗi hành trình, mỗi điểm đến, mỗi mưu cầu, mỗi ước muốn và mỗi hạnh phúc khác nhau. Nhưng dù qua bao nhiêu con đường đi chăng nữa, lương tâm là điều mà ai cũng cần có. Sẽ không một ai thành công, sẽ không một ai hoàn thành mọi việc nếu ở người đó không có một cái tâm trong sáng. Vì tư lợi, vì toan tính thiệt hơn, vì mưu mô mà giành giật mọi phần thắng về mình thì người đó cũng đã mất lương tâm rồi.

Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người

Đức Phật có dạy “Thiện căn ở tại lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, đừng vội mừng vì mình dùng mọi hình thức để đạt được thành tựu, chẳng qua ở trong suy nghĩ người đó chưa bao giờ tin vào luật nhân quả. Cuộc sống vốn không phẳng lặng, nhưng ắt hẵn cuộc sống có công bằng, nếu bạn dành tất cả tâm huyết, ăn ở đức độ, biết giúp người, cho đi nhiều hơn là nhận lại và làm mọi việc với hết sức mình, thành công đó sẽ đến với bạn. Đừng vì ganh ghét, đố kỵ, đừng vì quyền lợi, địa vị mà bất chấp mọi thủ đoạn. Bạn nên sống đúng với cái tâm của mình, không nên vì một phút nông nổi mà đánh mất nó, làm cho mọi người ngày càng rời xa mình. Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người, bởi lẽ, khi tâm mình không chật hẹp đời sẽ tự khắc đẹp và bình an. Có rất nhiều người cho rằng, đợi khi giàu có mới bắt đầu cuộc sống hành thiện, tu tâm và báo hiếu cho người thân... mà họ lại quên mất rằng, có thể hôm nay mọi người còn ở cạnh ta, ngày mai ngày kia có thể sẽ không bao giờ được gặp lại nữa. Việc tu tâm, hành thiện và sống có lương tâm đạo đức không đợi bạn, buộc bạn phải giàu có hay có địa vị trong xã hội mà là hướng bạn về tu tâm trao dồi bên trong bản thân. Thậm chí nếu bạn đã đạt đến thành công, đỉnh điểm danh vọng bạn muốn, bạn nên học cách khiêm tốn, khiêm nhường, giữ cái tâm trong sáng, hướng thiện để thành công đó bền bỉ, lâu dài với thời gian. Ở những phương diện khác trong cuộc sống cũng vậy, lương tâm sẽ quyết định tất thảy.

Nếu bạn dành tình cảm yêu thương cho đối phương, cho một ai đó, bạn cũng nên sống thật tâm, thật lòng. Bạn không chắc sẽ yêu ai đó cả đời, nhưng hãy đảm bảo rằng trong những thời gian và khoảnh khắc đó bạn chỉ dành tình cảm cho người đó, duy nhất là người đó. Lương tâm tuy vô hình nhưng nó điều khiển bạn ở hầu hết mọi điều, nếu lương tâm bạn không cho phép làm điều sai trái để gây nên những tội lỗi không đáng có thì bạn sẽ biết cách dừng lại và thay đổi để tích cực hơn. Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người, bạn đánh mất lương tâm cũng đã xem như bạn đánh mất chính mình. Người đời vẫn hay bảo rằng, dối trá, xấu xa thì con người dễ vướng vào, làm việc tốt, sống trọn cái tâm chân tình thì lại khó vô cùng.

Suy cho cùng, tâm mình như thế nào chỉ ở mình mới quyết định được, hoàn cảnh, nghịch cảnh, khó khăn chỉ là điều tác động lên hành động của bạn mà thôi. Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người, lương tâm là thứ xa xỉ, tiền có thể mua rất nhiều thứ xa xỉ, nhưng tiền không mua được lương tâm, trừ khi bạn cho phép. Hi vọng với những chia sẻ gần gũi từ lamnguoi.net về Lương tâm là tòa án cao nhất của đạo đức mỗi người, các bạn sẽ nhìn nhận lại bản thân rõ hơn, chỉ cần bạn nhớ rằng, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối được lương tâm chính mình.

Hằng Huỳnh, biên tập, lamnguoi.net

 

Chủ quản: Công ty truyền thông Phát Đạt

Lamnguoi.net với sứ mệnh giúp các bạn trẻ, học sinh, sinh viên hiểu biết cách thức để trở thành một người tốt, thành đạt và có ích cho xã hội. Tất cả bài viết trên trang được chúng tôi chọn lọc trên 200 đầu sách dạy làm người từ cổ chí kim và sự trải nghiệm của chúng tôi trong cuộc sống. Hãy ghi rõ nguồn khi coppy nội dung từ website này. Email liên lạc: info@phatdat.net

Top