Danh mục

Lamnguoi.net - Hẹn bạn trên đỉnh thành công

Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần

Giàu hay nghèo, xấu hay đẹp, chúng ta ai cũng chào đời bằng tiếng khóc, tiếng khóc ấy là sự đời thống khổ, được mất, phúc họa vô thường, chẳng trừ một ai. Một lẽ hiển nhiên, Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần, thấu hiểu được điều này giúp ta có cuộc đời nhẹ nhàng, an yên hơn.

Cổ nhân Trung Hoa đã có câu “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”, nghĩa là chỉ phúc, có những sự tình may mắn, có khi là có quý nhân phù trợ và thường không đến nhiều, còn những điều họa, tai ương xui xẻo thì thường gặp triền miên. Đây vừa là đúc kết của cổ nhân trong quá trình quan sát họa phúc ở nhân gian vừa là lời cảnh giới đối với hậu nhân. Suy từ những lời dạy ấy, ít nhất chúng ta biết được rằng đời người phúc họa không ai biết trước, và dùng trí tuệ để hiểu hơn, phúc phần, tai họa ấy chẳng có một đấng thần thánh, Trời Phật nào ban xuống, tất cả từ chính mỗi người mà ra. Nói một cách khác, đời người có phúc họa cũng là một loại của nhân quả, nghiệp báo luân hồi tại kiếp này hoặc ở nhiều kiếp khác. Bài viết với chủ đề Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc có phần, lamnguoi.net sẽ chia sẻ cùng độc giả hôm nay. Mời các bạn cùng đọc.

Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần

Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần, ảnh minh họa

Giàu hay nghèo, xấu hay đẹp, chúng ta ai cũng chào đời bằng tiếng khóc, tiếng khóc ấy là sự đời thống khổ, được mất, phúc họa vô thường, chẳng trừ một ai. Một lẽ hiển nhiên, Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần, thấu hiểu được điều này giúp ta có cuộc đời nhẹ nhàng, an yên hơn.

1. Nguồn gốc, nguyên căn của phúc và họa

Trích lại trong một bài giảng thuyết pháp về phúc họa vô thường, phúc và họa tương sinh lẫn nhau, phúc và họa song hành trong cuộc đời mỗi người, sẽ không ai một đời được phước và sẽ không ai một đời đau khổ. Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Phúc họa luân chuyển, sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái kết quả của nó. Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phúc thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến, khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần.

Một câu chuyện ngắn được trích lại như sau: Kính bạch thầy, đời con là một chuỗi dài bất hạnh từ nhỏ cho tới lớn. Vì hoàn cảnh sống khó khăn về tiền bạc, gia cảnh nghèo đói bệnh tật, nợ nần chồng chất, không còn cách nào xoay sở khác, nên con phải làm liều buôn bán nha phiến, không may con bị bắt và nhốt trong lao tù. Ở trong tù con bị bệnh ung thư bao tử, và được chữa trị ở bệnh viện. Sau 4 tháng điều trị tình trạng sức khỏe của con có phần khá hơn, người ta đưa con trở lại vào tù và bác sĩ cho biết con sẽ phải giải phẫu trong một tương lai gần. Nếu bệnh trạng của con xảy ra ở Việt Nam, thì chắc là con không thể nào sống được, vì tiền bạc đâu có mà chạy chữa? Như vậy, con xin hỏi, trường hợp của con họa phúc đắp đổi nhau, thế thì, theo lý nhân quả phải giải thích như thế nào? Kính mong thầy giải thích cho con rõ và cho con lời khuyên.

Trường hợp của Phật tử, vì hoàn cảnh sống khó khăn, nghèo túng, bệnh tật, nợ nần chồng chất, ở bước đường cùng, túng thế, Phật tử lại liều lĩnh hành nghề buôn bán nha phiến. Vẫn biết việc buôn bán này là một họa hại không những cho bản thân, gia đình mà còn liên lụy đến nhân quần xã hội nữa. Hơn thế nữa, việc làm nầy là điều quốc cấm phạm pháp sẽ bị ở tù hoặc bị tử hình. Tùy theo mức độ phạm tội nặng nhẹ mà luật pháp có những hình phạt xứng đáng. Tuy biết như vậy nhưng Phật tử vẫn làm để rồi nay phải chịu ngồi tù thọ án. Đó là cái hậu quả tù tội khổ đau mà do cái nhân buôn bán nha phiến gây ra, Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần. Động cơ thủ phạm chính trong vụ nầy chính là do vô minh tham dục thúc đẩy. Từ đó, ta có thể suy rộng ra, sở dĩ hôm nay Phật tử lâm vào hoàn cảnh khó khăn nghèo đói như Phật tử đã nói, thì chính cái quả khổ nầy cũng do Phật tử gây ra những điều tội lỗi bất thiện trong quá khứ. Nay sanh ra đời để phải trả cái quả báo đó.

Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần

Thay vì an phận trả nghiệp cũ, nay Phật tử lại gây thêm nghiệp mới. Tuy nhiên, như đã nói, trong đời không phải lúc nào mình cũng gây nhân ác hết cả. Cũng có lúc mình cũng gây tạo nhân lành. Như việc thọ án tù tội của Phật tử đó là do gây nhân ác. Mặc dù ở trong tù, nhưng khi bệnh hoạn thì Phật tử lại được chữa trị một cách tận tình của bác sĩ. Đó là trong họa có phúc. Cái phúc này biết đâu Phật tử cũng đã từng cứu giúp người ở một hoàn cảnh đau khổ nào đó trong quá khứ hoặc hiện tại. Vì vậy nên nay Phật tử mới có được những cơ may như thế. Thế mới biết, trong họa có phúc mà trong phúc có họa. Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần.

2. Lời bàn, Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần

Tại sao nói Đời người phúc họa vô thường, bởi vì vạn sự là vô thường, sống chết, được mất, vui đó buồn đó đau khổ đó cũng là vô thường, không tồn tại mãi và không có gì là mãi mãi. Những gì con người tạo ra, vật chất tiền tài, tài sản, danh vị, tình cảm... tất cả phục vụ cho mưu cầu tham danh lợi dục vọng của bản thân. Từ đó, phúc họa khi xuất hiện là chính những mưu cầu của chính con người tạo ra, hợp thành và có kết quả, hậu quả. Phúc họa là đại diện rõ nhất cho nhân quả. Ví như trồng cây ớt không thể cho ra trái măng cụt, ví như ngày hôm nay không yêu thương kính trọng cha mẹ thì ngày sau con cái mình đứt ruột đẻ ra cũng coi rẻ mình, ví như ngày hôm nay giết người dù là vô ý ngày sau cũng phải chịu cảnh tù tội, dằn vặt cắn rứt lương tâm... Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần, ấy là do tâm mỗi người khởi nên và tạo thành. Cuộc sống ngày càng phát triển, ngày càng đòi hỏi chúng ta phải chạy theo mọi cảnh giới để đạt được thứ ta muốn, chưa khi nào chúng ta thấy đủ đầy, làm bất cứ việc gì chúng ta cũng so sánh thiệt hơn, lòng tham nhiều hơn, thậm chí bất chấp để có thứ chính mình buộc phải có.

Trong đời ai cũng cầu mong hạnh phúc, ấm no, vui vẻ hay giàu sang sung túc, ai cũng sợ nghiệp báo, cũng sợ khốn khổ, thiếu thốn, nhưng chẳng mấy ai chịu làm việc thiện, sống trong tâm lành để từ đó mà tạo phúc tránh họa. Đời người sống có phúc phần là vì những căn thiện an bản thân đã tạo ra từ kiếp trước, hoặc chính trong kiếp này luôn biết tránh dữ hóa lành, làm việc gì cũng làm từ tâm chân thật và đối nhân xử thế khéo léo, chịu thiệt phần mình để giúp đời mà không toan tính. Suy rộng ra, chúng ta hoàn toàn có thể thấy phúc họa trong chính cuộc sống hiện tại. Cha mẹ nuôi con chẳng tính tháng tính ngày, con nuôi cha mẹ thì tính từng li từng phần, con cái phá gia chi tử, hay hỗn láo, nghiện ngập... trong pháp dạy từ nhà Phật, đó là kiếp này cha mẹ trả nợ cho con cái. Cũng có rất nhiều gia đình tuy không giàu có, chỉ đủ đủ mặc, cha mẹ dạy con hòa thuận, yêu thương, con cái biết cách sống và đối đãi với cha mẹ, họ hàng, biết giúp đỡ những người xung quanh, ấy là gia đình có phước, con cái từ đấy mà hưởng phước và tạo thêm phước lành.

Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần

Người mình yêu hay chồng mình phản bội, không chung thủy, dù đàn ông hay phụ nữ đều có kết cục không hạnh phúc về sau. Hoặc nếu cô gái, chàng trai mãi lận đận trong tình duyên, ấy cũng vì kiếp trước đã gây tội lỗi trong chuyện tình cảm với nhiều người, nếu hiểu và sống tốt, chân thành ở hiện tại, sớm muộn sẽ có cho mình một người thương yêu. Đời người phúc họa vô thường, nhưng luôn có thể chuyển đổi, quan trọng là lương tâm, nhận thức và suy nghĩ mỗi người. Chịu đựng khổ đau, đối diện khó khăn, không trốn tránh, không đổ lỗi, tìm cách vượt qua tất cả, chính mình nhìn lại, mình sẽ thấu hiểu rằng, kiếp nạn mình phải trả, phải đi qua thật tốt để mai sau mình sẽ được bình an, đó là một trong những cách chuyển họa thành phúc. Ngược lại, nếu đã biết là điều sai trái, khổ đau, nghịch với lương tâm mà chúng ta vẫn lao vào, có thể họa, tai ương chưa đến ngay, bấy nhiêu đó chúng ta đã tạo ra một hậu vận không bền bỉ về sau. Cõi trần gian, đời người phải theo quy luật vô thường, không bao giờ đứng yên. Thời gian của một đời người cũng rất ngắn ngủi. Đừng chờ đợi một điều tốt đẹp đến với mình mà phải tự tạo điều tốt đẹp trước đã bằng tất cả sự thành thật. Khi chúng ta đã có cố gắng rồi thì ít ra cũng sẽ có một nguồn lực tiếp sức cho chúng ta thêm nữa. Vận may, cơ hội không phải mưa từ trên trời rơi xuống cho chúng ta tắm mát giữa trưa hè nóng bức vì chúng ta cũng biết rằng những giọt mưa không phải tự dưng mà có, nó phải hội đủ nhân duyên, được giúp sức từ hơi nước và các điều kiện thời tiết khác. Lão Tử từng có câu “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa”, cho nên Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần, làm việc thiện, từ bi bố thí một ngày không bao giờ là đủ, một việc ác, bêu rếu bịa đặt hạ bệ danh dự người khác, hay làm những thứ xấu xa để trục lợi cho bản thân... chỉ cần một cũng đủ tạo nên bao ác nghiệp, họa từ đó mà ngày càng nhiều. Cái phúc họa đời này, kiếp trước đều là do chính ta, không ai giáng xuống, con người là chủ nhân của phúc họa.

Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham

Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân

Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm.

Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần, chính là không ỷ lại và phó mặc cho số phận, mỗi người một số phận, nhưng sống như thế nào là tâm ta chọn lựa, quyết định. Đức năng thắng số, tướng tùy tâm chuyển đều từ phúc họa được luân chuyển, đều từ nhân quả tạo ra, quy luật đời vô thường và luật nhân quả luôn đồng hành cùng căn kiếp mỗi người. Thay vì mãi mê tham vọng, chạy theo nỗi lo cơm áo gạo tiền, chúng ta hoàn toàn có thể khiến tất thảy trở nên nhẹ nhàng hơn. Hãy luôn cân nhắc, xem xét mọi hành động của bản thân trước khi làm một việc nào đó, xuất phát từ tâm chân thành, ắt sẽ nhận lại chân thành, quả ngọt.

Hi vọng những hiểu biết, gửi gắm từ lamnguoi.net về Đời người phúc họa vô thường, sống có phúc phần là những chia sẻ bổ ích, thiết thực cho cuộc sống của các bạn.

Hằng Huỳnh, biên tập, lamnguoi.net

Chủ quản: Công ty truyền thông Phát Đạt

Lamnguoi.net với sứ mệnh giúp các bạn trẻ, học sinh, sinh viên hiểu biết cách thức để trở thành một người tốt, thành đạt và có ích cho xã hội. Tất cả bài viết trên trang được chúng tôi chọn lọc trên 200 đầu sách dạy làm người từ cổ chí kim và sự trải nghiệm của chúng tôi trong cuộc sống. Hãy ghi rõ nguồn khi coppy nội dung từ website này. Email liên lạc: info@phatdat.net

Top